Mua bán ngoại tệ ngày càng phổ biến bởi nhu cầu của nhiều người. Đặc biệt là với những người thường xuyên làm việc, công tác ở nước ngoài hay những người đi du lịch nước ngoài có nhu cầu giao dịch bằng ngoại tệ. Như vậy họ sẽ cần phải hiểu rõ quy định mua ngoại tệ đi du lịch, du học đúng pháp luật.
NỘI DUNG
Ngoại tệ là gì?
Ngoại tệ có nghĩa là đồng tiền của nước khác ngoài nước sở tại. Loại tiền này không được ngân hàng trung ương của nước sở tại phát hành. Nhưng loại tiền tệ này vẫn có thể được lưu thông, thanh toán trên thế giới hoặc cũng có thể là đồng tiền can thiệp thứ ba.
Thế nào là ngoại tệ mạnh
Mỗi một quốc gia lại có một loại tiền riêng khác nhau (trừ các nước thuộc Liên minh châu Âu EU sử dụng Euro). Dù vậy không phải loại tiền nào cũng được lưu thông trên thế giới. Chỉ có những ngoại tệ mạnh mới có thể mua bán, thông thương, ví dụ như: USD, EUR, GBP, CHF…
Ngoại tệ được đánh giá là mạnh:
Khi đồng ngoại tệ đó được nhiều quốc gia trên thế giới chấp nhận giao thương bằng loại tiền đó. Có nghĩa là nó được lưu thông, sử dụng trong các giao dịch quốc tế. Ví dụ như đồng đô la của Mỹ được lưu thông trong các giao dịch trong nước, quốc tế, và hầu như không có quốc gia nào từ chối loại ngoại tệ này.
Đồng tiền có giá trị quy đổi được nhiều đơn vị hơn so với các đồng tiền khác ít chịu ảnh hưởng của tỷ giá đồng tiền khác. Nhưng một khi tỷ giá của chúng thay đổi, sẽ gây ra ảnh hưởng đến thị trường tiền tệ.
>> Xem thêm: Điều kiện khởi kiện vụ án dân sự
Quy định của pháp luật về mua bán ngoại tệ
Mua bán ngoại tệ phải đáp ứng những điều kiện, tiêu chuẩn của pháp luật.
Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành đối tượng được mua bán ngoại tệ gồm:
- Cá nhân là công dân Việt Nam được mua ngoại tệ tiền mặt tại tổ chứ tín dụng được phép để đáp ứng các nhu cầu chi tiêu của bản thân và trẻ em chung hộ chiếu với cha mẹ bao gồm tiền ăn, tiền tiêu vặt, tiền đi lại ở nước ngoài liên quan đến mục đích sau:
+ Học tập, chữa bệnh ở nước ngoài;
+ Đi công tác, du lịch, thăm viếng ở nước ngoài
- Cá nhân có thể mua ngoại tệ tiền mặt tại tổ chức tín dụng được phép tùy theo khả năng cân đối nguồn ngoại tệ của tổ chức tín dụng đối với các mục đích:
+ Trả các loại phí, lệ phí cho nước ngoài;
+ Trợ cấp cho thân nhân đang ở nước ngoài;
+ Chuyển quyền thừa kế cho người hưởng thừa kế ở nước ngoài;
+ Chuyển tiền trong trường hợp định cư ở nước ngoài;
+ Các mục đích chuyển tiền một chiều cho các nhu cầu hợp pháp khác.
- Cá nhân là người nước ngoài có nguồn thu hợp pháp bằng tiền Việt Nam đồng được mua ngoại tệ tiền mặt tại tổ chức tín dụng được phép với các quy định hiện hành về quản lý ngoại hối.
- Cá nhân bán ngoại tệ tiền mặt tại tổ chức tín dụng được phép và đại lý của tổ chức tín dụng đổi ngoại tệ được phép theo quy định hiện hành về quản lý ngoại hối.
Nơi được đổi tiền sang ngoại tệ
Trên lãnh thổ Việt Nam mọi giao dịch, thanh toán, quảng cáo của người cư trú hoặc không cư trú không được thực hiện bằng ngoại hối. Vì vậy mua bán, đổi ngoại tệ phải đến các điểm được phép đổi ngoại tệ và các ngân hàng được cấp phép hoạt động.
Các đại lý giao dịch ngoại tệ hiện có:
+ Khách sạn 3 sao trở lên
+ Cửa khẩu quốc tế;
+ Khu vui chơi giải trí có thưởng dành riêng cho người nước ngoài;
+ Văn phòng bán vé của các hãng hàng không, hàng hải, du lịch của nước ngoài, phòng bán vé quốc tế của các hãng hàng không Việt Nam.
Để an toàn nhất bạn nên tới uy tín như ngân hàng, nơi có tỷ lệ ngoại hối ổn định nhất để đổi tiền.
Để tránh gặp trục trặc tại các địa điểm được giao dịch ngoại tệ được phép, bạn nên mang theo hộ chiếu, visa, quyết định cử đi công tác nếu có.
Khi có nhu cầu mua, bán ngoại trao đổi ngoại tệ bạn cần thực hiện theo quy định của pháp luật.
Việt Mỹ