Chỉ huy trưởng công trình hay còn được gọi là quản lý xây dựng, là công việc được nhiều người quan tâm chú ý. Với những ai đang có ý định học, đã học và đã làm việc ở vị trí này thì hãy quan tâm đến những yếu tố như chỉ huy trưởng công trình cần làm gì, cần có những yếu tố nào? Đặc biệt quy định thay đổi chỉ huy trưởng công trình là gì? Theo dõi bài viết dưới đây.
1. Chỉ huy trưởng công trình là gì?
Chỉ huy trưởng công trình là người chịu trách nhiệm giám sát mọi hoạt động diễn ra tại công trường, đảm bảo tiến độ, chất lượng công trình, nguyên liệu sử dụng tại công trình. Hơn nữa, người quản lý còn có trách nhiệm trong việc bố trí sắp xếp nhân viên, công nhân lao động thực hiện đầy đủ an toàn lao động và thực hiện đúng công việc được giao.
2. Trách nhiệm chỉ chỉ huy trưởng công trình
– Là người trực tiếp giám sát công trình được giao
– Có trách nhiệm liên lạc với khách hàng và các bộ phận liên quan đến các giấy tờ cần thiết
– Đảm bảo an toàn cho người lao động và chất lượng công trình phải được giám sát
– Có trách nhiệm điều phối và lựa chọn vật tư sử dụng cho công trình
– Thường xuyên kiểm tra và báo cáo
– Giám sát và giải quyết những vấn đề phát sinh
– Đôi khi cần phải đàm phán với đối tác
Và còn nhiều công việc khác người chỉ huy trưởng công trình cần phải thực hiện, sẽ được nhà tuyển dụng trao đổi rõ hơn.
3. Trình độ của chỉ huy trưởng công trình
Yêu cầu tốt nghiệp kỹ sư, quản lý dự án, quản lý xây dựng, kỹ thuật xây dựng,….những ngành nghề liên quan. Được ưu tiên nếu có bằng chứng chỉ hoặc thạc sĩ. Sau khi đảm bảo yêu cầu về bằng cấp thì sẽ là yêu cầu về kinh nghiệm. Để làm chỉ huy trưởng bạn cần cps kinh nghiệp lâu năm trong nghề sẽ được ưu tiên hơn.
4. Quy định thay đổi chỉ huy trưởng công trình
Theo Điều 64 của Nghị định số 16/2005/NĐ-CP về Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình thì năng lực của chỉ huy trưởng công trường ngày 07/02/2005 của Chính phủ quy định, chỉ huy trưởng công trình chính là một trong những tiêu chí quan trọng đánh giá năng lực cũng như quyết định tới kết quả dự thầu của đơn vị/tổ chức thi công xây dựng công trình.
Cũng tương tự như khi thiết lập hồ sơ năng lực của chỉ huy trưởng công trình, nhà thầu cần bố trí được chỉ huy trưởng thay thế có những điều kiện, tiêu chí đã được nêu trong phần trên.
Trên cơ sở văn bản do nhà thầu đề nghị, chủ đầu tư sẽ căn cứ vào đó để xem xét, cân nhắc và chấp thuận đề nghị thay đổi chỉ huy trưởng công trình. Theo quy định, đề nghị của nhà thầu chỉ được chấp thuận khi chủ đầu tư xét thấy chỉ huy thay thế có đủ điều kiện, năng lực đáp ứng đầy đủ tiêu chí của vị trí này.
>>>> Xem thêm: Chỉ huy trưởng công trình lương bao nhiêu?