Năm 2019 là 1 năm với nhiều tình trạng tai nạn giao thông gây ra do rượu bia, chất mà túy,… làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng con người. Do đó, quốc hội đã đưa ra Luật phòng chống tác hại của rượu, bia. Cụ thể như sau:
Luật phòng chống tác hại của rượu bia 2019
Luật Phòng chống tác hại của rượu bia 2019 đã được Quốc hội thông qua tại kỳ hợp thứ 7 khóa XIV và có hiệu lực ngày 1-1-2020.
Điều 5 của luật này quy định đưa ra 13 nhóm hành vi bị nghiêm cấm, trong đó có:
– Cấm xúi giục, kích động, lôi kéo, ép buộc người khác uống rượu, bia.
– Cấm người chưa đủ 18 tuổi uống rượu, bia; bán, cung cấp, khuyến mại rượu, bia cho người chưa đủ 18 tuổi; sử dụng lao động chưa đủ 18 tuổi tham gia trực tiếp vào việc sản xuất, mua, bán rượu, bia.
– Cấm cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan, tổ chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, chiến sĩ, người làm việc trong lực lượng vũ trang nhân dân, học sinh, sinh viên uống rượu, bia trước, trong giờ làm việc, học tập và nghỉ giữa giờ làm việc, học tập.
– Đặc biệt, để pháp phòng ngừa tai nạn giao thông liên quan đến sử dụng rượu, bia, Luật quy định cấm tiệt người điều khiển phương tiện giao thông không uống rượu, bia trước và trong khi tham gia giao thông.
Đồng thời, Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia quy định người đứng đầu cơ sở kinh doanh vận tải, chủ phương tiện giao thông vận tải phải có trách nhiệm trong việc thực hiện các biện pháp ngừa, phát hiện, ngăn chặn người điều khiển phương tiện vận tải uống rượu, bia ngay trước và trong khi tham giao thông.
Việc ban hành Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia được xem là biện pháp cấp thiết để góp phần hạn chế ảnh hưởng tiêu cực do tác hại của rượu, bia gây ra đối với cá nhân, gia đình, cộng đồng và xã hội; bảo đảm sự phát triển bền vững của đất nước.
Hy vọng, với Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia sẽ là vành ngóng ngựa để các chủ phương tiện khi điều khiểu xe có ý thức và cẩn thận hơn khi tham gia giao thông.
Bắc Nguyễn