Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam được thực hiện có hiệu lực từ ngày 1.7.2006 là luật quy định về quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và bảo hộ các quyền đó.
Quyền sở hữu trí tuệ bao gồm các quyền sau:
+ Quyền tác giả: Là quyền của tổ chức, cá nhân đới với các tác phẩm do chính mình sáng tác ra hoặc sở hữu.
+ Qyền liên quan đến quyền tác giả: Là quyền của các cá nhân, các tổ chức đối với cuộc biểu diễn, các bản ghi âm, ghi hình, các chương trình phát sóng hay các tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa.
+ Quyền sở hữu công nghiệp: Là quyền của các cá nhân, các tổ chức đới với các sáng chê,s kiểu dáng công nghiệp, thiết kế mạch bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương hiệu thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình tạo ra và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.
+ Quyền điíu với giống cây trồng: Là quyền của các tổ chức, cá nhân đới với các giống cây trong do mình chọn tạo hoặc phát triển
+ Tên thường mại: Tên gọi của các tổ chức cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt chủ thế kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể khác trong cùng một lĩnh vực.
Những trường hợp vi phạm luật bản quyền và sở hữu trí tuệ
Bất kì hành vì xâm phạm nào đối với các đối tượng được nêu trong luật bản quyền vả sở hữu trí tuệ đều được coi là hành vi vi phạm đều chịu sự trừng phạt của pháp luật
Cụ thể hành vi vi phạm luật bản quyền tác và sở hữu trí tuệ bao gồm:
+ Hành vi xâm phạm quyền tác giả
+ Hành vi xâm phạm quyền liên quan đến quyền tác giả
+ Hành vi xâm phạm quyền đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch bán dẫn
+ Hành vi xâm phạm tên nhãn hiệu, tên thương hiệu thương mại, chỉ dẫn địa lý, cạnh tranh không lành mạnh
+ Hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh
+ Hành vi vi phạm bản quyền đối với các giống cây trồng
+ Hành vi vi phạm tên thương mại của các công ty, tổ chức khác.
Việt Khang