“Ăn đi, con không ăn là ma bắt đấy, con cọp kìa,..” Đó là những lời nói đe dọa với mục đích cho con ăn, dỗ con nín mà các ông bà bố mẹ thường dùng. Vậy thực sự hù dọa con thông qua các nhân vật rung rơn liệu có lợi ích hay lại gặp hại. Cha mẹ “dọa ma” con có thể bị phạt 5 – 10 triệu đồng
1. Ở góc độ pháp luật
các bậc phụ huynh có thể khá bất ngờ khi biết theo khoản 2 Điều 27 Nghị định 144/2013, việc thường xuyên đe dọa trẻ em bằng các hình ảnh, âm thanh, con vật, đồ vật làm trẻ em sợ hãi, tổn thương tinh thần sẽ bị phạt tiền từ 05 – 10 triệu đồng. Như vậy, ngay cả trong trường hợp, bố mẹ hù dọa dẫn đến con bị sợ hãi, tổn thương tinh thần thì vẫn xử phạt theo quy định trên.
2. Ở góc độ xã hội
Khi những vấn nạn xã hội ngày càng tăng như nạn xâm hại tình dục trẻ em,,…ám ảnh nhiều bậc phụ huynh khiến họ tăng cường cảnh giác bảo vệ con mọi lúc mọi nơi, hạn chế triệt để khả năng con rơi vào nguy hiểm. Chính vì thế nhiều phụ huynh đem những lời hù dọa “vĩ mô” để dọa con. Không chỉ bằng những nhân vật không có thực, nhiều bố mẹ đã cho con mình xem những đoạn video có hình ảnh ghê sợ trên các trang mạng xã hội nhằm dọa đứa trẻ.
Thiết nghĩ cảnh báo trẻ tránh xa nguy hiểm là điều cần thiết, nhưng việc hù dọa con thông qua các nhân vật rùng rợn là điều không nên chút nào. Các chuyên gia tâm lý đã từng đưa ra cảnh báo rằng những đứa trẻ trưởng thành qua những lời dọa có thể trở nên rụt rè, thụ động, kèm theo đó là những chấn thương về tâm lý; với một số đứa trẻ còn có thể trở nên chai lì cảm xúc.
Vì vậy, thay vì cứ mãi bảo bọc con bằng những lời hù dọa, sợ hãi các bậc cha mẹ nên tạo nên sự tương tác, mối liên hệ mật thiết giữa gia đình và xã hội, để bảo đảm cho trẻ có một môi trường học và chơi lành mạnh, an toàn như thường xuyên chơi với con hơn, cho bé giao lưu với các trò chơi dân gian, hoạt động ngoại khóa điều này giúp trẻ phát triển toàn diện. Và trên hết, bố mẹ hãy dành thời gian, kiên nhẫn giải thích cho trẻ những điều đúng, sai để thuyết phục trẻ tự nguyện nghe lời.
Chắc hẳn các bậc phụ huynh nghĩ việc này vô hại với mong muốn cho con ăn, ngủ, tránh tác hại xấu từ bên ngoài nhưng thực chất, những lời hù dọa lại mang đến hậu quả khôn lường cho trẻ nhỏ khiến trẻ nghĩ nhiều hơn, ảo tưởng nhiều hơn dần dần dẫn đến chai lì cảm xúc, trầm cảm. Vì vậy hãy tạo cho con cách sống lành mạnh.
>>> Xem thêm: Triệt phá đường dây đánh bạc khủng qua mạng xã hội