Xử phạt 7 Doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm chức năng vì quảng cáo sai sự thật

Rate this post

Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa ra quyết định xử phạt hành chính 7 công ty, đơn vị kinh doanh thực phẩm chức năng. Cụ thể các đơn vị có tên dưới đây đã quảng cáo sai sự thật về công dụng của thực phẩm chức năng, chưa đăng ký nội dung quảng cáo, quảng cáo không đúng với nội dung được cơ quan thẩm quyền xác nhận…

1. Công ty TNHH Công nghệ cao Việt Mỹ Liên Thông

Địa chỉ: Tầng 1 Tòa nhà Vinaconex 7, số 19 Đại Từ, Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội.

2. Công ty cổ phần Cá sấu Vàng

Địa chỉ: B10 Trường Sơn, phường 15, Quận 10, TP.HCM

3. Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Thái Dương

Địa chỉ: số 5, ngõ 173/75/33 Hoàng Hoa Thám, Ba Đình, Hà Nội.

4. Công ty Cổ phần Dược phẩm 44

Địa chỉ: số 42, ngõ 19 Trần Quang Diệu, Ô Chợ Dừa, Đống Đa, Hà Nội.

5. Công ty TNHH MTV ĐT và TM Lam Hải

Địa chỉ: Lầu 6 Tòa nhà M-H Building, số 728 – 730 Võ Văn Kiệt, Phường 1, Quận 5, TP.HCM

6. Công ty Cổ phần Dược phẩm Vinh Gia

Địa chỉ: số 116 Trần Bình, tập thể Viện 198, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội.

7. Nhà thuốc Phương Chính

Địa chỉ: số 169 Mai Hắc Đế, Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Tổng số tiền xử phạt mà các doanh nghiệp trên phải nộp là 160 triệu đồng. Đồng thời Cục An toàn thực phẩm yêu cầu các cơ sở này dừng ngay hành vi vi phạm; tháo gỡ các nội dung quảng cáo sai quy định; cải chính trên phương tiện thông tin đại chúng về các nội dung quảng cáo sai.

 

7 doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm chức năng bị phạt vì quảng cáo sai sự thậtXử phạt hành chính đối với hành vi quảng cáo sai sự thật

Xử phạt hành chính là chế tài được áp dụng phổ biến nhất dành cho các hành vi quảng cáo vi phạm pháp luật. Theo quy định pháp luật tại Điều 51 Nghị định số 158/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính văn hóa thể dục thể thao du lịch quảng cáo, trường hợp quảng cáo sai sự thật sẽ bị xử phạt hành chính. Theo đó

“5. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Quảng cáo sai sự thật, không đúng quy cách, chất lượng, công dụng, nhãn hiệu, kiểu dáng, chủng loại, bao bì, xuất xứ, chỉ dẫn địa lý, phương thức phục vụ, thời hạn sử dụng, thời hạn bảo quản, bảo hành của hàng hóa, dịch vụ, trừ trường hợp quy định tại Điểm d Khoản 3 Điều 68, Điểm c Khoản 3 Điều 69, Điểm a, Khoản 2 Điều 72, Điểm b Khoản 1 Điều 75 và Khoản 1 Điều 78 Nghị định này.

b) Quảng cáo lừa dối, gây nhầm lẫn cho công chúng, người tiêu dùng, khách hàng về tổ chức, cá nhân, sản phẩm, hành hóa, dịch vụ được quảng cáo với tổ chức, cá nhân, sản phẩm hàng hóa, dịch vụ khác hoặc lừa dối, gây nhầm lẫn về tính năng, tác dụng của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được quảng cáo, trừ trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều 68, Diểm a Khoản 3 Điều 69 và Khoản 4 Điều 70 Nghị định này.”

Ngoài hình thức phạt tiền, doanh nghiệp có quảng cáo vi phạm còn phải áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả như cải chính thông tin, tháo gỡ hoặc xóa quảng cáo.