Nhằm đảm bảo công tác an sinh xã hội bảo hiểm tai nạn lao động là chính sách chia sẻ gánh nặng này. Dù công việc đơn giản hay phức tạp khó nhọc thì rủi ro uôn rình rập, đe dọa cuộc sống của người lao động. Vậy mức hưởng chế độ tai nạn lao động năm 2019 như thế nào hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau.
NỘI DUNG
1. Tai nạn lao động là gì?
Theo quy định tại khoản 8 điều 3 luật an toàn, vệ sinh lao động 2015, tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.
2. Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động 2019
Người lao động được hưởng chế độ tai nạn lao động khi đáp ứng đủ các điều kiện:
+ Tại nơi làm việc hoặc trong giờ làm việc
+ Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động
+ Trên đường đi về hoặc trên đường đi làm trong khoảng thời gian hợp lý
+ Suy giảm thể lực từ 5%
3. Mức hưởng chế độ tai nạn lao động 2019 từ bảo hiểm tai nạn lao động
Từ quỹ bảo hiểm tai nạn lao động
Tùy vào mức độ giảm khả năng lao động mà người lao động được hưởng các chế độ với mức hưởng khác nhau:
+ Trợ cấp một lần nếu suy giảm từ 5% đến 30%
Nếu suy giảm 5% hưởng mức lương cơ sở x 5
Hưởng thêm trợ cấp nếu đóng bảo hiểm xã hội
+ Trợ cấp hàng thắng nếu suy giảm từ 35% trở lên
Hưởng 30% mức lương cơ sở mỗi tháng nếu suy giảm 31%
Hưởng thêm trợ cấp nếu đóng bảo hiểm xã hội
+ Trợ cấp phục vụ nếu suy giảm từ 81% trở lên mà bị quá nặng không còn khả năng lao động
Trợ cấp lương bằng mức cơ sở bạn được hưởng
+ Trợ cấp một lần khi chết
Mức trợ cấp là 50 triệu đồng bằng 36 lần mức lương cơ sở
+ Phương tiện trợ giúp sinh hoạt
Ngoài các khoản trợ cấp bằng tiền, người lao động bị tai nạn mà bị tổn thương đến chức năng hoạt động của cơ thể thì đc cấp phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình tùy theo tình trạng thương tật
+ Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau điều trị
Trong 30 ngày đầu trở lại làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì người lao động được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ 05 đến 10 ngày:
Tối đa 10 ngày nếu suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên;
Tối đa 07 ngày nếu suy giảm khả năng lao động từ 31% đến 50%;
Tối đa 05 ngày nếu suy giảm khả năng lao động từ 15% đến 30%.
+ Mức hưởng một ngày:
25% mức lương cơ sở nếu nghỉ tại gia đình;
40% mức lương cơ sở nếu nghỉ tại cơ sở tập trung.
(Mục 3 chương III Luật Bảo hiểm xã hội 2018)
>>> Xem thêm: Phòng tránh tai nạn lao động bằng biện pháp an toàn
4. Thời điểm hưởng chế độ
Thời điểm người lao động được hưởng các khoản trợ cấp tính từ tháng điều trị xong và ra viện hoặc từ tháng có kết luận của Hội đồng giám định y khoa trong trường hợp không điều trị nội trú.
Trường hợp bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp thì thời điểm hưởng trợ cấp tính từ tháng người lao động được cấp Giấy chứng nhận bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.
(Điều 50 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015)
Nguyễn Huyền