Tên doanh nghiệp được hiểu nôm na là thương hiệu hay chi tiết hơn thì chính là căn cứ để xác định một doanh nghiệp cụ thể. Vì vậy, khi thành lập doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp nên tuân thủ quy tắc đặt tên theo Luật Doanh nghiệp 2014.
Và để giải đáp cho câu hỏi: Đổi tên doanh nghiệp cần những gì?
Trong bài viết này, dichvuluatsuhanoi sẽ chia sẻ đến các doanh nghiệp thủ tục thay đổi tên doanh nghiệp theo đúng quy định pháp luật.
Các văn bản pháp lý liên quan
− Luật Doanh nghiệp 2014
− Nghị định 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp.
Thủ tục thay đổi tên doanh nghiệp
Trong trường hợp muốn đổi tên doanh nghiệp, Doanh nghiệp thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Xác định tên doanh nghiệp dự kiến đăng ký và tiến hành tra cứu trên cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia
Doanh nghiệp cần xác định trước tên dự định thay đổi sau đó tra cứu xem tên đó có bị trùng hay gây nhầm lẫn với công ty khác không.
Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ thay đổi tên doanh nghiệp
Doanh nghiệp cần chuẩn bị giấy tờ sau:
− Thông báo với các nội dung gồm: tên hiện tại; mã số doanh nghiệp; mã số thuế hoặc số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; tên dự kiến; họ – tên – chữ ký của chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân. (Theo mẫu tại Phụ lục II-1, Thông tư 20/2015/TT-BKHĐT)
− Biên bản họp (đối với công ty cổ phần và công ty TNHH 2 thành viên trở lên)
− Quyết định thay đổi tên doanh nghiệp
− Giấy giới thiệu, giấy ủy quyền cho người nộp hồ sơ (trong trường hợp sử dụng dịch vụ thay đổi đăng ký doanh nghiệp)
− Giấy đề nghị công bố thay đổi thông tin đăng ký doanh nghiệp.
Bước 3: Nộp hồ sơ thông báo thay đổi tên doanh nghiệp
− Doanh nghiệp gửi 01 bộ hồ sơ đến Phòng Đăng ký kinh doanh
− Phòng Đăng ký kinh doanh trao giấy biên nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ.
− Doanh nghiệp đóng lệ phí 200.000 đồng/lần. (theo Thông tư 215/2016/TT-BTC)
Bước 4: Công bố thông tin thay đổi đăng ký doanh nghiệp
Bước 5: Khắc con dấu pháp nhân và công bố mẫu dấu