Quy trình, thủ tục nhượng quyền thương mại doanh nghiệp cần lưu ý

Rate this post

Là người chủ doanh nghiệp thì luôn cần tìm kiếm các cơ hội kinh doanh mới. Khi doanh nghiệp đã có thành tựu nhất định, đã xây dựng được một thương hiệu nổi tiếng thì doanh nghiệp thường mở rộng hoạt động kinh doanh của mình thông qua hình thức nhượng quyền thương mại.

Hiện nay, có rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam đang tìm kiếm cơ hội kinh doanh thông qua hình thức này, có thể kể đến như: Gongcha, Dingtea, Pizza Hut, Beu,… Vậy hồ sơ đăng ký nhượng quyền cần chuẩn bị những gì? Quy trình thực hiện, thủ tục nhượng quyền thương mại ra sao? tất cả sẽ có trong bài viết dưới đây

1. Hồ sơ đăng ký nhượng quyền thương mại

Thủ tục nhượng quyền thương mại

Nhượng quyền thương mại được hiểu là sự liên kết giữa các nhà sản xuất kinh doanh nhằm thực hiện chuyển giao những hình thức kinh doanh của sản phẩm. Bên chuyển giao phải chuyển nhượng đầy đủ cả về hình thức kinh doanh lẫn cách quản lý hệ thống. Bên nhận chuyển giao sẽ phải trả chi phí cho bên chuyển giao như đã thỏa thuận. 

Theo Thông tư 12/VBHN-BCT năm 2016, Nghị định 120/2011/NĐ-CP, Thông tư 09/2006/TT-BTM quy định về điều kiện được yêu cầu đăng ký chuyển nhượng gồm:

  • Hoạt động nhượng quyền từ nước ngoài vào Việt Nam.
  • Hoạt động nhượng quyền trong nước.
  • Hoạt động nhượng quyền từ Việt Nam ra nước ngoài.

Hồ sơ cần chuẩn bị để đăng ký hoạt động chuyển nhượng bao gồm:

  • Giấy tờ chứng minh sự chấp thuận chuyển nhượng của bên nhượng quyền.
  • Bản gốc Giấy chứng nhận bảo hộ thương hiệu do Cục sở hữu trí tuệ cấp.
  • Bản sao công chứng Giấy phép kinh doanh hoặc giấy phép đầu tư của doanh nghiệp chuyển nhượng.
  • Đơn đăng ký hoạt động nhượng quyền

2. Quy trình thực hiện thủ tục nhượng quyền thương mại

Thủ tục nhượng quyền thương mại

Sau khi chuẩn bị xong hồ sơ, bạn có thể đến các Sở thương mại, Sở thương mại du lịch tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi thương nhân dự kiến nhượng quyền thực hiện đăng ký hoạt động nhượng quyền trong nước. Trừ các trường hợp chuyển giao qua ranh giới Khu chế xuất, Khu phi thuế quan hoặc các khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật Việt Nam.

  • Đối với các hồ sơ chưa hợp lệ, đầy đủ thông tin: trong vòng 02 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký sẽ thông báo bằng văn bản yêu cầu thương nhân hoàn chỉnh và bổ sung tài liệu còn thiếu. Thời hạn xử lý hồ sơ được tính từ thời điểm đăng ký bổ sung đầy đủ hồ sơ của hoạt động nhượng quyền.
  • Đối với hồ sơ hợp lệ, đã đầy đủ: trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký có trách nhiệm đăng ký nhượng quyền thương mại cho thương nhân vào Sổ đăng ký hoạt động nhượng quyền và sẽ thông báo để thương nhân được biết.
  • Trường hợp từ chối tiếp nhận đăng ký thì cơ quan đăng ký phải trả lời bằng văn bản đến thương nhân trong đó phải nêu rõ lý do từ chối trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ.

Lưu ý: Khi muốn thay đổi thông tin đã đăng ký nhượng quyền như thông tin chung về bên nhượng quyền, thông tin về hàng hóa/dịch vụ, về các văn bằng bảo hộ,… thương nhân cần phải thông báo tới cơ quan nơi mình đã đăng ký chuyển nhượng về thay đổi có kèm theo tài liệu thay đổi trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày có thay đổi.

Hoạt động chuyển nhượng thương mại giúp doanh nghiệp tạo những bước phát triển, mở rộng hoạt động sản xuất của mình.

Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp doanh nghiệp có thêm kiến thức về quy trình, thủ tục nhượng quyền thương mại; hồ sơ cần chuẩn bị những gì để hoạt động chuyển nhượng của doanh nghiệp được diễn ra nhanh chóng.

Phương Anh