Điều kiện kinh doanh dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp

Rate this post

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Chính vì vậy, khi đăng ký kinh doanh cần phải có chứng chỉ hành nghề.

Đối tượng có thể kinh doanh dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp là ai?

Điều kiện kinh doanh dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp

Theo Điều 154 Luật Sở hữu trí tuệ số 36/2009/QH12 của Quốc hội: Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ

Tổ chức có thể kinh doanh dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp là doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức dịch vụ khoa học và công nghệ được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật, trừ tổ chức luật nước nước ngoài hành nghề tại Việt Nam.

Điều kiện kinh doanh dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp

Để có thể kinh doanh dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp với danh nghĩa tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp, các tổ chức phải đáp ứng điều kiện sau:

− Có chức năng hoạt động dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp được ghi nhận trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động.

− Người đứng đầu tổ chức hoặc người được đứng đầu tổ chức ủy quyền phải đáp ứng các điều kiện hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp quy định tại Khoản 1 Điều 155 của Luật Sở hữu trí tuệ.

Khoản 1 Điều 155 Luật Sở hữu trí tuệ 2005

“1. Cá nhân được phép hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp nếu đáp ứng các điều kiện sau:

a) Có chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp;

b) Hoạt động cho một tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp.”

Bên cạnh đó, một cá nhân được cấp chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:

1. Là công dân Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ

2. Thường trú tại Việt Nam

3. Có bằng tốt nghiệp đại học

4. Đã trực tiếp làm công tác pháp luật về sở hữu công nghiệp liên tục từ năm năm trở lên hoặc đã trực tiếp làm công tác thẩm định các loại đơn đăng ký sở hữu công nghiệp tại cơ quan quốc gia hoặc quốc tế về sở hữu công nghiệp liên tục từ năm năm trở lên hoặc đã tốt nghiệp khóa đào tạo pháp luật về sở hữu công nghiệp được cơ quan có thẩm quyền công nhận.

5. Không phải là công chức, viên chức đang làm việc tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác lập và bảo đảm thực thi quyền sở hữu công nghiệp

6. Đã đạt yêu cầu tại kỳ kiểm tra về nghiệp vụ đại diện sở hữu công nghiệp do cơ quan có thẩm quyền tổ chức.

Kim Ân