Đăng ký lại mẫu dấu sau 5 năm áp dụng theo Thông tư 21

5/5 - (1 bình chọn)

1. Cơ sở pháp lý

+ Luật doanh nghiệp 2014

+ Thông tư số 21/2012/TT-BCA

+ Nghị định 167/2013/NĐ-CP.

2. Nội dung về việc đăng ký lại mẫu dấu sau 5 năm

Hiện nay theo quy định tại Điều 14 Thông tư 21, con dấu của doanh nghiệp có thời hạn sử dụng là 05 năm kể từ ngày con dấu có giá trị sử dụng được ghi trên Giấy chứng nhận đã đănga ký mẫu dấu do cơ quan có thẩm quyền cấp. Hết thời hạn 5 năm, doanh nghiệp phải đăng ký lại mẫu dấu tại cơ quan nơi cấp Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu.

 

Đăng ký lại mẫu dấu sau 5 năm áp dụng Thông tư 21

 

Theo điểm b Khoản 1 Nghị định 167/2013/NĐ-CP, trong trường hợp doanh nghiệp không thực hiện việc đăng ký lại mẫu dấu khi hết thời hạn sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình. Nếu doanh nghiệp không khắc lại dấu trong những trường hợp buộc phải khắc lại dấu, theo điểm e, Khoản 2 Điều 12 Nghị định 167, mức phạt tiền sẽ từ 2.000.000 – 3.000.000 đồng.

Theo đó để tiến hành làm lại mẫu dấu, doanh nghiệp liên hệ với các đơn vị khắc dấu để khắc lại con dấu mới. Sau đó thực hiện thủ tục công bố mẫu dấu bằng mẫu II-9 theo Thông tư 20/2015/TT-BKHĐT tại Phòng đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở để được công bố thông tin về mẫu dấu trên cổng thông tin điện tử quốc gia dangkykinhdoanh.gov.vn.

Bạn có thể đăng ký mẫu dấu qua mạng điện tử online và không cần nộp bản giấy tại phòng kinh doanh theo quy định tại Nghị định 108/2018/NĐ-CP: “Trường hợp thực hiện thủ tục thông báo mẫu dấu qua mạng điện tử, doanh nghiệp không phải nộp hồ sơ thông báo mẫu dấu bằng bản giấy đến Phòng Đăng ký kinh doanh”.

Sau khi trả dấu xong, doanh nghiệp thực hiện thủ tục trả dấu tại cơ quan công an nơi doanh nghiệp đặt trụ sở và nhận biên bản xác nhận đã hoàn thành việc trả dấu và sử dụng con dấu đã công bố để làm việc với đối tác và các đơn vị yêu cầu đăng ký lại mẫu dấu.

Kim Ân