Khởi kiện vụ án dân sự là việc người có quyền khởi kiện yêu cầu toà án có thẩm quyền xem xét, giải quyết và bảo vệ quyền lợi của mình trong vụ án dân sự. Các vụ án dân sự thường gặp là tranh chấp đất đai, hôn nhân gia đình, thừa kế, đòi nợ,…Tuy nhiên, để khởi kiện không phải là điều đơn giản bạn cần phải nắm rõ điều kiện khởi kiện vụ án dân sự mới nhất 2019 dưới đây giúp việc khởi kiện trở lên dễ dàng hơn.
NỘI DUNG
1. Cơ sở pháp lý
Cơ sở pháp lý điều chỉnh vấn đề khởi kiện vụ án dân sự là Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015 và các văn bản pháp luật hướng dẫn.
2. Điều kiện khơi kiện vụ án dân sự
2.1 Điều kiện về chủ thể khởi kiện
Theo quy định tại điểm a, khoản 1, điều 192 của bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 người khởi kiện phải đáp ứng:
+ Người khởi kiện phải có đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự
+ Người khởi kiện phải là người có quyền và lợi ích hợp pháp về vụ việc muốn khởi kiện, cụ thể là tham gia vào quan hệ dân sự như hôn nhân gian đình, kinh doanh thương mại, lao động, đất đai, nhà ở.
+ Nếu chủ thể khởi kiện là cơ quan, tổ chức thì chỉ có cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền, lợi ích bị xâm phạm mới có quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền lợi của mình, trừ một số trường hợp đặc biệt theo quy định của pháp luật.
2.2 Điều kiện về thẩm quyền của tòa án
Việc xác định thẩm quyền là một điều kiện cần thiết đảm bảo cho hoạt động bình thường và hợp lý của bộ máy nhà nước đồng thời việc phân định thẩm quyền giữa các tòa án cũng góp phần cho các tòa án thực hiện đúng nhiệm vụ và người dân dễ dàng thực hiện được.
Vụ án được khởi kiện phải thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án: Tòa án chỉ thụ lý vụ án dân sự đối với những tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của mình. Khi xác định thẩm quyền, Tòa án cũng phải xác định đó là loại tranh chấp nào (dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh thương mại hay lao động…).
2.3 Điều kiện về thời hiệu khởi kiện
Theo quy định tại điều 185 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 riêng đối với yêu cầu hoàn trả lại tài sản thuộc sở hữu nhà nước, yêu cầu bảo vệ quyền nhân thân thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện. Tuy nhiên, tùy thuộc vào tính chất của mỗi loại tranh chấp mà pháp luật quy định thời hiệu khởi kiện. Và theo quy định tại Điều 186, để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của họ, pháp luật quy định không tính vào thời hiệu khởi kiện khoảng thời gian xảy ra sự kiện bất khả kháng; trở ngại khách quan; người có quyền khởi kiện chưa thành niên, bị mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự mà chưa có người đại diện; người đại diện của họ bị chết mà chưa có người thay thế hoặc vì lý do chính đáng khác mà không thể tiếp tục đại diện.
2.4 Sự việc chưa được giải quyết bằng một bản án hay quyết định nào có hiệu lực của pháp luật
Theo điểm c khoản 1 Điều 217 của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015. Điều kiện này nhằm đảm bảo hiệu lực của bản án, quyết định, sự ổn định của các quan hệ xã hội, một việc đã được giải quyết thì không giải quyết lại nữa để tránh tình trạng chồng chéo cũng một sự việc mà nhiều cơ quan giải quyết và tránh việc cố tình kéo dài việc khiếu kiện của đương sự.
>> Xem thêm: Tòa án nào có thẩm quyền giải quyết ly hôn
Nguyễn Huyền