Từ ngày 1/7/2019 tiền đóng BHXH, lương hưu thay đổi thế nào?

4.1/5 - (11 bình chọn)

Chị Nguyễn Thị T ở Hà Nội đưa ra câu hỏi: “tiền đóng BHXH, lương hưu sẽ thay đổi như thế nào trong năm 2019? theo đó chúng tôi sẽ phải đóng bao nhiêu tiền BHXH”

Dichvuluatsuhanoi.com xin cám ơn câu hỏi của chị sau đây là câu trả lời của chúng tôi

Theo nghị định 38/2019/NĐ-CP, mức lương cơ sở của cán bộ, công chức, viên chức sẽ tăng thêm 100.000 đồng. Điều này kéo theo mức tiền lương hưu, tiền bảo hiểm xã hội và các khoản trợ cấp xã hội tăng lên.

1. Tăng tiền đóng bảo hiểm xã hội

Người lao động đóng BHXH bắt buộc theo chế độ lương do người sử dụng lao động quyết định: là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định tại điều 4 thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH và điều 30 thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH.

Mức lương cơ bản vùng năm 2019

Mức lương tối thiểu vùng 2019 Vùng
4.180.000 đồng/tháng I
3.710.000 đồng/tháng II
3.250.000 đồng/tháng III
2.920.000 đồng/tháng IV

Cách tính tiền đóng bảo hiểm xã hội bắt đầu từ 1/7/2019

Theo quy định tại khoản 1, điều 85, khoản 1 điều 89 luật bảo hiểm xã hội 2014 và khoản 1 điều 6 quyết định 595/QĐ-BHXH, số tiền đóng bảo hiểm xã hội của cán bộ, công chức được quy định như sau:

Số tiền đóng BHXH = Mức tiền lương tháng x 8% = (lương + các khoản phụ cấp tính theo lương cơ sở) x 8%

Theo nghị định 38/8/2019/NĐ-CP, mức lương cơ sở được điều chỉnh tăng từ 1.390.000 đồng/tháng lên mức 1.490.000 đồng/tháng nên số tiền đóng bảo hiểm xã hội của cán bộ, công chức cũng sẽ tăng lên.

2. Tăng các khoản trợ cấp bảo hiểm xã hội

Đối với lương cơ bản tăng lên 1.490.000 đồng/tháng từ ngày 1/7/2019 tăng kéo theo các loại trợ cấp bảo hiểm xã hội tăng theo:

+ Mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau sinh

+ Trợ cấp một lần sau sinh

+ Mức lương hưu tối thiểu hàng tháng

+ Mức trợ cấp mai táng

+ Mức trợ cấp tuất hàng tháng

+ Trợ cấp tai nạn lao động

3. Các khoản phụ cấp không phải đóng BHXH

Căn cứ theo điều 30 thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định: tiều lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không bao gồm các khoản chế độ và phúc lợi khác như:

+ Tiền thưởng theo quy định tại điều 103 của bộ luật lao động, tiền thưởng sáng kiến

+ Tiền ăn giữa ca

+ Các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, nuôi con nhỏ

+ Hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

+ Các khoản hỗ trợ khác

>>> Xem thêm: Cách tra cứu thời gian tham gia bảo hiểm xã hội bằng 1 tin nhắn

Nguyễn Huyền