Lao động là một ngành nghề tiềm tại nhiều rủi ro luôn rình rập, đe dọa cuộc sống của người lao động. Vì thế người lao động phải luôn đảm bảo an toàn cho bản thân. Nhằm chia sẻ gánh nặng này, chế độ tai nạn lao dộng 2019 đang dần trở thành chính sách an sinh xã hội hữu ích nhất hiện nay. Vậy những quyền lợi ít ai biết đến khi mua bảo hiểm tai nạn lao động là gì?.
1. Tai nạn lao động là gì?
Theo quy định tại khoản 8 điều 3 luật an toàn, vệ sinh lao động 2015, tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.
2. Các quyền lợi bảo hiểm tai nạn lao động
Trợ cấp một lần
– Theo tỷ lệ thương tật:
+ Suy giảm 5%: hưởng bằng 5 tháng lương tối thiểu chung
+ Nếu tiếp tục suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 0,5 tháng lương tối thiểu chung
– Theo số năm đóng bảo hiểm xã hội:
Tham gia bảo hiểm xã hội từ 1 năm trở xuống được tính bằng 0,5 tháng tiền lương tiền công đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng thì được thêm 0.3 tháng tiền lương tiền công.
Như vậy:
Mức trợ cấp một lần = Mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động + Mức trợ cấp tính theo số năm đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp = {5 x Lmin + (m-5) x 0,5 x Lmin} + {0,5 x L + (t-1) x 0,3 x L}
Trong đó:
Lmin: mức lương cơ sở tại thời điểm hưởng;
m: mức suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (lấy số tuyệt đối 5 ≤ m ≤ 30);
L: Mức tiền lương đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
t: tổng số năm đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Căn cứ pháp lý: Điều 49 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015, Khoản 2 Điều 5 Thông tư 26/2017/TT-BLĐTBXH.
Trợ cấp hàng tháng
Khi người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên. Mức trợ cấp cũng được tính theo tỷ lệ thương tật và theo số năm đóng Bảo hiểm xã hội. Cụ thể:
– Tính theo tỷ lệ thương tật:
Suy giảm 31%: Hưởng bằng 30% tháng lương tối thiểu chung;
Sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 2% tháng lương tối thiểu chung.
– Tính theo số năm đóng BHXH: Tham gia BHXH từ 1 năm trở xuống được tính bằng 0,5 % tiền lương tiền công đóng BHXH; sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH được tính thêm 0,3% tiền lương tiền công đóng tháng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc điều trị.
Như vậy:
Mức trợ cấp hằng tháng = Mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động + Mức trợ cấp tính theo số năm đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp = {0,3 x Lmin + (m-31) x 0,02 x Lmin} + {0,05 x L + (t-1) x 0,003 x L}
Trong đó:
Lmin: mức lương cơ sở tại thời điểm hưởng;
m: mức suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (lấy số tuyệt đối 31 ≤ m ≤ 100);
L: Mức tiền lương, đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
t: tổng số năm đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Căn cứ pháp lý: Điều 49 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015, Khoản 2 Điều 5 Thông tư 26/2017/TT-BLĐTBXH.
Trợ cấp phục vụ
Khi người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên mà bị liệt cột sống hoặc mù hai mắt hoặc cụt, liệt hai chi hoặc bị bệnh tâm thần. Ngoài mức hưởng trợ cấp hàng tháng quy định tại Điều 49 của Luật an toàn vệ sinh lao động 2015, hằng tháng, người lao động còn được hưởng trợ cấp phục vụ bằng mức lương cơ sở.
Trợ cấp một lần khi chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Người lao động đang làm việc bị chết do TNLĐ, BNN thì thân nhân được hưởng trợ cấp một lần bằng 36 tháng lương tối thiểu chung.
– Cấp phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình: Người lao động bị TNLĐ, BNN mà bị tổn thương các chức năng hoạt động của cơ thể thì được trợ giúp phương tiện sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình theo niên hạn.
– Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau điều trị TNLĐ, BNN:
Người lao động sau khi điều trị ổn định thương tật do tai nạn lao động hoặc bệnh tật do bệnh nghề nghiệp, trong thời gian 30 ngày đầu trở lại làm việc mà sức khỏe chưa hồi phục thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe.
– Thời gian nghỉ:
Nghỉ tối đa 10 ngày/năm nếu suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên;
Nghỉ tối đa 7 ngày/năm nếu suy giảm khả năng lao động từ 31% – 50%;
Nghỉ tối đa 5 ngày/năm nếu suy giảm khả năng lao động từ 15% – 30%.
– Mức hưởng: Bằng 30% mức lương cơ sở/ngày.
Nguyễn Huyền