Những quyền và nghĩa vụ của người bị tạm giữ, tạm giam

Rate this post

Người bị tạm giữ tạm giam vẫn có quyền và nghĩa vụ mà họ được hưởng và chấp hành, chứ không phải như phạm nhân. Họ được mặc thường phục không bắt buộc mặc “đồng phục”.

Quyền và nghĩa vụ của người bị tam giữ, tạm giam

Trường hợp bị tạm giữ tạm giam

Cơ quan thẩm quyền chỉ áp dụng các biện pháp bắt giữ người khi:

+ Muốn kịp thời ngăn chặn tội phạm

+ Khi có căn cứ chứng minh người bị buộc tội sẽ gây khó khăn cho công tác điều tra, truy tố, xét xử.

+ Khi có căn cứ cho rằng người bị buộc tội sẽ tiếp tục phạm tội

Đảm bảo cho việc thi hành án

+ Khi đó, tạm giam, tạm giữ là hai trong số các biện pháp ngăn chặn giúp quá trình diễn ra thuận lợi.

+ Theo đó người tạm giam tạm giữ là người đang bị quản lý tại cơ sở tạm giữ trong thời gian bị tạm giam, tạm giữ.

>> Xem thêm: Điều kiện khởi kiện dự án dân sự mới nhất 2019

Quyền của người bị tạm giữ, tạm giam

Mặc dù bị hạn chế về quyền, song người bị tạm giam vẫn có các quyền của người bị tạm giữ, tạm giam

icon Được biết lý do vì sao mình bị tạm giữ, tạm giam, nhận quyết định tạm giữ tạm giam, quyết định phê chuẩn gia hạn tạm giữ.

icon Trình bày lời khai không buộc phải đưa ra lời khai chống lại mình hay nhận mình có tội.

icon Được quyền không bị tra tấn, dùng nhục hình và các hình thức đối xử, trừng phạt tàn bạo, hạ nhục danh dự con người hoặc bất kỳ hình thức nào khác xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tạm giữ, tạm giam.

icon Trong quá trình bị tạm giữ, tạm giam, người đó được mặc quần áo cá nhân, không phải mặc đồng phục. Nếu người bị tạm giữ, tạm giam không mang theo thì cơ sở giam giữ có trách nhiệm mượn cho người đó sử dụng.

icon Được tự bào chữa hoặc nhờ người bào chữa.

icon Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền quyết định tiến hành tố tụng về việc tạm giữ, tạm giam.

icon Được thực hiện quyền đi bầu cử theo quy định của luật bầu cử đại biểu quốc hội và đại biểu hội đồng nhân dân các cấp, được quyền bỏ phiếu trưng cầu ý dân theo quy định của Luật trưng cầu ý dân.

icon Được quyền thăm gặp thân nhân là những người có quan hệ ông bà nội ngoại, bố mẹ đẻ, bố mẹ nuôi, bố mẹ vợ, bố mẹ chồng, vợ chồng, anh chị em ruột, con ruột, con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể, cháu ruột.

Lưu ý:

+ Người bị tạm giữ được thăm, gặp thân nhân 1 lần/thời gian tạm giữ

+ Người bị tạm giam được thăm, gặp thân nhân 1 lần/tháng

+ Mỗi lần thăm không quá 1 giờ.

+ Khi đến thăm phải mang theo giấy tờ tùy thân và giấy tờ xác nhận mối quan hệ ới người bị tạm giữ, tạm giam.

icon Được nhận quà của thân nhân gửi

Lưu ý: + Người bị tạm giữ: 1 lần/thời gian bị tạm giữ.

             + Người bị tạm giam: 3 lần/tháng.

             + Quà là đồ ăn, thức uống không quá 3 lần tiêu chuẩn

icon Được yêu cầu trả tự do khi hết thời gian tạm giữ tạm giam.

Nghĩa vụ của người bị tạm giữ, tạm giam

Bên cạnh các quyền của mình thì người bị tạm giữ tạm giam có nghĩa vụ phải thực hiện.

icon Người bị tạm giữ, tạm giam có nghĩa vụ chấp hành các yêu cầu, hướng dẫn của cơ quan chức năng, người có thẩm quyền quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam.

icon Chấp hành nội quy của cơ sở giam giữ, quy định của Luật này và pháp luật có liên quan.

icon Trường hợp người bị giữ, bắt là công dân nước ngoài, cơ quan có thẩm quyền phải thông báo cho cơ quan ngoại giao của Việt Nam để thông báo cho cơ quan đại diện ngoại giao của người bị giữ, bắt.

Việt Mỹ