Thực tế, tình trạng tham nhũng – làm việc trái quy định của các cán bộ đang xảy ra rất nhiều. Tuy nhiên trong thời gian cán bộ đảm nhiệm thì lại chưa bị phát hiện và xử lý, đến khi nghỉ hưu rồi mới phát hiện thì lại chưa có quyết định. Do đó, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật viên chức được Quốc hội thông qua ngày 25/11 với nhiều quy định mới đáng chú ý.
Từ năm 2020, công chức đã nghĩ hưu vẫn có thể bị xử lý kỷ luật
Cụ thể, theo Khoản 18 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật cán bộ, công chức và Luật Viên chức 2019 thì mọi hành vi vi phạm trong thời gian công tác của cán bộ, công chức đã nghỉ hưu, nghỉ việc đều bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Căn cứ vào tính chất, mức độ nghiêm trọng mà người có hành vi vi phạm có thể bị xử lý hình sự, hành chính hoặc có thể bị xử lý kỷ luật.
Đổi với cán bộ, công chức sau khi nghỉ việc hoặc nghỉ hưu mới phát hiện có hành vi vi phạm trong thời gian công tác thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ phải chịu một trong những hình thức kỷ luật sau đây:
+ Khiển trách
+ Cảnh cáo
+ Xóa tư cách chức vụ đã đảm nhiệm
Mọi người có thể thấy, quy định này khá phù hợp với thực tế. Bởi lẽ trong thời gian công tác, cán bộ, công chức chưa bị phát hiện và xử lý nghiêm. Đến khi nghỉ hưu thì mới phát hiện, lại chưa có quy định.
Bên cạnh đó, Luật sửa đổi cũng nói ró, cán bộ, công chức đã nghỉ hưu, nghỉ việc có hành vi vi phạm trong thời gian công tác trước ngày 01/07/2020 được thực hiện theo quy định của Luật này.
Tóm lại, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều luật của Luật cán bộ, công chức và Luật Viên chức 2019 sẽ xử lý triệt để mọi hành vi vi phạm trong thời gian công tác của cán bộ, công chức cho dù đối tượng đó đã nghỉ hưu hay nghỉ việc.
Bắc Nguyễn