Dưới đây, chúng tôi xin giới thiệu một số vấn đề pháp lý và thủ tục liên quan tới thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai. Mời các bạn cùng tham khảo.
NỘI DUNG
Cơ sở pháp lý điều chỉnh vấn đề thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai
Cơ sở pháp lý điều chỉnh vấn đề thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai đó là:
+ Luật đất đai do quốc hội ban hành ngày 29/22/2013
+ Nghị định 43/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định thi hành chi tiết một số điều Luật đất đai
+ Nghị định 01/2017/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung nghị định quy định thi hành chi tiết một số điều Luật đất đai
>>> Có thể bạn cần: Hướng dẫn thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất
Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp đât đai
Thủ tục hòa giải khi giải quyết tranh chấp đất đai
Thủ tục này được thực hiện bởi chủ tịch ủy ban nhân dân xã, có thể có sự tham gia của đại diện ủy ban mặt trận tổ quốc cùng cấp. Các bước thực hiện cụ thể là:
+ Thẩm tra, xác minh, tìm hiểu
+ Thành lập Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai để thực hiện hòa giải
Thời hạn thực hiện hòa giải trnah chấp không qus 45 ngày kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu của giải quyết tranh chấp. Việc hòa giải tranh chấp phải được thành lập văn bản, có chữ ký của các bên.
Trường hợp thực hiện hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới sử dụng đất thì UBND cấp xã gửi biên bản hòa giải thành đến Phòng Tài nguyên và Môi trường hoặc Sở Tài nguyên và Môi trường. Các cơ quan này ra quyết định công nhận việc thay đổi và cấp mới giấy chứng nhận QSDĐ
Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai
Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai của Chủ tịch UBND cấp huyện, cấp tỉnh
Chủ tịch UBND giao cho cơ quan tham mưu thực hiện, cụ thể như sau:
+ Thẩm tra, xác minh vụ việc
+ Tổ chức hòa giải giữa các bên tranh chấp
+ Tổ chức cuộc họp các ban, ngành có liên quan
+ Hoàn chỉnh hồ sơ trình Chủ tịch UBND cùng cấp ban hành quyết định giải quyết tranh chấp đất đai
Cuối cùng, chủ tịch UBND ra quyết định giải quyết tranh chấp hoặc quyết định công nhận hòa giải thành, gửi cho các bên tranh chấp và các bên liên quan.
Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền của Bộ trường Bộ Tài nguyên và Môi trường
Bộ trường Bộ Tài nguyên và Môi trường phân công đơn vị có chức năng tham mưu giải quyết, cụ thể như sau:
+ Thu thập, nghiên cứu hồ sơ
+ Tổ chức hòa giải
+ Đề xuất với Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quyết định thành lập đoàn công tác để tiến hành thẩm tra, xác minh tại địa phương
+ Hoàn chỉnh hồ sơ
Cuối cùng, Bộ trường Bộ Tài nguyên và Môi trường ra quyết định giải quyết tranh chấp đất đai hoặc quyết định công nhận hòa giải thành được gửi cho các bên tranh chấp, các tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan.
Khiếu nại tranh chấp đất đai lần hai
Thời gian khiếu nại lần hai: Quá 30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết tranh chấp đất đai lần đầu hoặc không quá 45 ngày đối với các vùng miên đặc biệt khó khăn.
Cưỡng chế quyết định giải quyết tranh chấp đất đai
Nếu đã có quyết định giải quyết tranh chấp đất đai mà các bên không thi hành thì thực hiện cưỡng chế theo quy định của pháp luật, trình tự, thủ tục được thực hiện như sau:
+ Chủ tịch UBND huyện ban hành quyết định cưỡng chế
+ Chủ tịch UBND huyện quyết định thành lập Ban thực hiện cưỡng chế, bao gồm Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch UBND cấp huyện cùng đại diện các ban luên quan
+ Ban thực hiện cưỡng chế vận động, thuyết phục, đối thoại với người bị cưỡng chế. Nếu sau khi đối thoại mà người bị cưỡng chế vẫn không chịu chấp hành thì sẽ thực hiện cưỡng chế.
Bắc Nguyễn