Hiện nay, giao thông Việt Nam đang rất phức tạp khi nhiều người không chấp hành luật an toàn giao thông đặc biệt là sử dụng rượu bia gây hại cho người xung quanh cần phải được lên án.
Pháp luật Việt Nam đã có quy định rất cụ thể về nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện giao thông con số cho phép không được vượt quá 50mg/100ml hoặc dưới 0.25mg/L khí thở. Vậy mức phạt nồng độ cồn khi lái xe năm 2019 là bao nhiêu?
1. Cách tính nồng độ cồn theo tiêu chuẩn tổ chức y tế thế giới (WHO)
Một đơn vị uống chuẩn chứa 10 gram cồn tương ứng như sau:
+ 1 chén rượu mạnh (40 độ, 30ml)
+ 1 ly rượu vang (13,5 độ, 100ml)
+ 1 vại bia hơi (330ml)
+ 2/3 chai(lon) bia (330ml)
Ngoài ra, nồng độ cồn trong máu/khí thở còn phụ thuộc vào cả các yếu tố như: cân nặng, tốc độ uống và thời gian uống.
Căn cứ theo nghị định 46/2016/NĐ-CP, các mức phạt liên quan đến hành vi vi phạm nồng độ cồn “lái xe khi đã uống rượi, bia” như sau:
2. Mức phạt nồng độ cồn với xe máy
+ Phạt tiền từ 1.000.000 – 2.000.000 đồng với người điều khiển và người ngồi trên xe gắn máy bao gồm xe máy điện, xe môtô khi có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililit máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/lít khí thở. Đồng thời tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1-3 tháng.
+ Phạt tiền từ 3.000.000 – 4.000.000 đồng đối với người điều khiển xe không chấp hành yêu cầu kiểm tra của người thi hành công vụ về ma túy, nồng độ cồn; hoặc điều khiển xe ô tô tham gia giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở. Ngoài ra, người điều khiển xe còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 3-5 tháng.
3. Mức phạt nồng độ cồn đối với ô tô
– Phạt tiền từ 2.000.000 – 3.000.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở. Bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 1-3 tháng.
– Phạt tiền từ 7.000.000 – 8.000.000 đồng đối với người điều khiển ô tô trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở. Bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 3-5 tháng.
– Phạt tiền từ 16.000.000 – 18.000.000 đồng đối với người điều khiển ô tô trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở; hoặc không chấp hành yêu cầu kiểm tra của người thi hành công vụ về nồng độ cồn. Và bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 4-6 tháng.
Các trường hợp người điều khiển phương tiện tham gia giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá giới hạn tối đa cho phép thì được coi là vi phạm luật và bị xử phạt theo quy định như trên.
Theo thông tin mới nhất, chính phủ đang giải quyết vấn đề nếu người gây tai nạn giao thông có nồng độ cồn vượt phép quy định sẽ bị tước bằng lái xe vĩnh viễn.
Vì hạnh phúc của mọi người mà chấp hành đúng quy định luật an toàn giao thông.
Nguyễn Huyền