Mức xử phạt đối với hành vi kinh doanh không có giấy phép kinh doanh

Rate this post

Có nhiều cá nhân cũng như doanh nghiệp thắc mắc và đặt ra câu hỏi: “Không có giấy phép kinh doanh phạt bao nhiêu tiền?

Vì vậy dichvuluatsuhanoi đã chia sẻ bài viết này để mọi người cùng nắm được mức xử phạt đối với hành vi kinh doanh không có giấy phép kinh doanh.

Mức xử phạt đối với hành vi kinh doanh không có giấy phép kinh doanh

Mức xử phạt đối với hành vi kinh doanh không có giấy phép kinh doanh

Căn cứ theo điều 6 Nghị định số 124/2015/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung nghị định số 185/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thì mức phạt vi phạm được quy định như sau.

Điều 6. Hành vi vi phạm về hoạt động kinh doanh theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

1. Phạt tiền từ 1.000.000 – 2.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động kinh doanh không đúng địa điểm, trụ sở ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

2. Phạt tiền từ 2.000.000 – 3.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh mà không có giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh theo quy định.

3. Phạt tiền từ 3.000.000 – 5.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không có giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh theo quy định.

4. Phạt tiền từ 5.000.000 – 10.000.000 đồng đối với hành vi tiếp tục hoạt động kinh doanh trong thời gian bị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền đình chỉ hoạt động hoặc thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

5. Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt đối với hành vi vi phạm quy định từ Khoản 1 đến Khoản 4 điều này trong trường hợp kinh doanh ngành nghề thuộc danh mục ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.

Trường hợp cá nhân/doanh nghiệp muốn thay đổi giấy phép kinh doanh thì cần chú ý những điều dưới đây.

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2014, có hiệu lực từ ngày 01/07/2015 và hiện vẫn là cơ sở pháp lý áp dụng cho thủ tục thay đổi đăng ký doanh nghiệp năm 2019.

Năm 2019, khi doanh nghiệp thực hiện thay đổi đăng ký kinh doanh sẽ được cấp một trong hai giấy tờ pháp lý: giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy xác nhận về việc thay đổi thông tin đăng ký doanh nghiệp.

Các trường hợp doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới khi thực hiện thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh bao gồm:

• Tên công ty

• Địa chỉ trụ sở

• Vốn điều lệ

• Người đại diện theo pháp luật

Các trường hợp doanh nghiệp được cấp giấy xác nhận về việc thay đổi thông tin đăng ký doanh nghiệp khi thực hiện thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh liên quan đến các nội dung:

• Thay đổi ngành nghề kinh doanh

• Thay đổi danh sách cổ đông

Hiện nay, cơ quan đăng ký kinh doanh không thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp gốc đã cấp các lần trước. Do đó, khi thay đổi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp cần lưu giữ lại các bản gốc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đã được cấp trước đây.

Mức xử phạt khi thay đổi giấy phép kinh doanh chậm

Căn cứ quy định tại Điều 25 Nghị định 50/2016/NĐ-CP ngày 1/6/2016:

1. Phạt tiền từ 1.000.000 – 5.000.000 đồng đối với hành vi đăng ký thay đổi nội dung giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, giấy chứng nhận đăng ký điểm kinh doanh quá thời hạn quy định từ 01 – 30 ngày.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 – 10.000.000 đồng đối với hành vi đăng ký thay đổi nội dung giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, giấy chứng nhận đăng ký điểm kinh doanh quá thời hạn quy định từ 31 – 90 ngày.

3. Phạt tiền từ 10.000.000 – 15.000.000 đồng đối với hành vi đăng ký thay đổi nội dung giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, giấy chứng nhận đăng ký điểm kinh doanh quá thời hạn quy định từ 91 ngày trở lên.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc đăng ký thay đổi các nội dung giấy chứng nhận doanh nghiệp theo quy định đối với các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1, khoản 2 và khoản 3 điều này.

Do đó để tránh bị xử phạt đối với hành vi chậm thay đổi giấy phép kinh doanh, các doanh nghiệp nên lưu ý quy định này.