Những hình thức tranh chấp nội bộ doanh nghiệp phổ biến

Rate this post

Trong quá trình hoạt động kinh doanh, ngoài phát sinh các tranh chấp với đối thủ hoặc đối tác, doanh nghiệp còn có thể phải đối diện với các tranh chấp nội bộ trong công ty của mình. Tranh chấp nội bộ doanh nghiệp được hiểu là các mâu thuẫn, bất đồng phát sinh trong quan hệ kinh doanh.

1. Các loại tranh chấp nội bộ doanh nghiệp phổ biến

Theo Khoản 3 Điều 29 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 quy định: “tranh chấp nội bộ công ty có thể hiểu là tranh chấp công ty với các thành viên/cổ đông công ty; giữa các thành viên/cổ đông với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, tổ chức lại doanh nghiệp (mua bán, sáp nhập, hợp nhất, chia tách, chuyển đổi hình thức tổ chức).

Tranh chấp nội bộ doanh nghiệp

Trong quá trình hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp thường gặp một số loại tranh chấp phổ biến sau:

  • Các thành viên, cổ đông không góp đủ số tiền vốn góp, số cổ phần hoặc không góp đúng thời hạn như đã cam kết. Tuy nhiên lại yêu cầu được hưởng quyền và lợi ích giống như của một người góp đủ.
  • Tranh chấp về việc định giá tài sản khi góp vốn như: định giá tài sản không chính xác với thực tế, không thỏa thuận trước về việc góp vốn và giá trị tài sản dùng để góp vốn, không chuyển sở hữu tài sản vốn góp,…
  • Tranh chấp về quyền và lợi ích nhận được như phân chia lợi nhuận; tư cách của các thành viên, cổ đông; quyền đề cử, ứng cử vào các vị trí quản lý trong công ty; không chấp nhận quyết định của Hội đồng thành viên hoặc Hội đồng cổ đông.

2. Giải quyết tranh chấp nội bộ trong doanh nghiệp

Tranh chấp nội bộ có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng phổ biến nhất là do cách tổ chức nội bộ của doanh nghiệp chưa rõ ràng, thiếu lộ trình phát triển sự nghiệp cho các thành viên, chất lượng của Điều lệ doanh nghiệp không cao.

Tranh chấp nội bộ doanh nghiệp

Do đó, trước khi thành lập công ty chúng ta phải coi trọng và xây dựng được Điều lệ thật chất lượng. Điều lệ chất lượng sẽ giúp doanh nghiệp hạn chế được tối đa tranh chấp có thể xảy ra, căn cứ vào các điều khoản trong Điều lệ để giải quyết các tranh chấp phát sinh được nhanh chóng, không gây ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Phải xây dựng được lộ trình phát triển của doanh nghiệp, tính minh bạch trong quá trình hoạt động và xây dựng nội bộ phù hợp, chất lượng.

Khi có tranh chấp nội bộ trong doanh nghiệp xảy đến thì cần giải quyết:

  • Cùng nhau ngồi xuống thương lượng về cách thức giải quyết. Đây là phương thức nhẹ nhàng nhất và nên được áp dụng đầu tiên khi có tranh chấp. Phương pháp này giúp giảm thiểu tối đa rủi ro có thể xảy đến cho doanh nghiệp.
  • Căn cứ vào Điều lệ công ty để giải quyết. Phương pháp này giúp giải quyết các tranh chấp nhanh chóng, không gây ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh tuy nhiên đôi khi vẫn khiến nhiều người không phục do ban đầu Điều lệ không được xây dựng chất lượng.
  • Nhờ đến đơn vị luật sư giải quyết. Phương pháp này nhờ đến pháp luật giải quyết nên bắt buộc các thành viên phải tuân theo. Tuy nhiên, đôi khi nó khiến cho mối quan hệ trở lên căng thẳng, không còn vui vẻ được nữa.

Trong hoạt động kinh doanh, tranh chấp nội bộ thường khó tránh khỏi do đó chúng ta cần phải cân nhắc kĩ các phương án giải quyết sao cho hợp tình hợp lý và ít gây thiệt hại nhất đối với doanh nghiệp mình. Hy vọng những thông tin về tranh chấp nội bộ doanh nghiệp trên đây sẽ giúp ích được cho bạn đọc.

Phương Anh