Công trình nào cần chỉ huy trưởng?

Rate this post

Chỉ huy trưởng công trình là một chức danh trong hệ thống quản trị doanh nghiệp xây dựng, trực tiếp thi công xây lắp ở hiện trường là trung tâm chi phí và có ảnh hưởng quyết định đến hiệu quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp xây dựng. Chỉ huy trưởng công trình có vai trò rất quan trọng trong việc tổ chức và đưa ra giải pháp cho công trình. Vậy công trình nào cần chỉ huy trưởng?.

1. Vai trò của chỉ huy trưởng công trình

Công trình nào cần chỉ huy trưởng

– Quản lý theo dõi tiến độ thi công những phần việc trong phạm vi của người chỉ huy trưởng công trình

– Kiểm tra và lập báo cáo tiến độ thi công lên cấp trên

– Giám sát quá trình thi công công trình của nhân viên và tiến độ của nhà thầu

– Tổ chức những cuộc họp với đội thi công và cán bộ kỹ thuật để giải quyết khó khăn hay sự cố xảy ra

– Tổ chức triển khai kế hoạch thi công và nghiệm thu công trình đạt chuẩn tiến độ và chất lượng

– Hiểu rõ được nội dung công việc và điều khoản hợp đồng, chủ đầu tư, nhà thầu phụ để có những phương pháp đề xuất chỉnh sửa và giải quyết công việc hợp lý.

– Là đại diện công ty giải quyết vấn đề liên quan đến quá trình thi công, vấn đề phát sinh khác.

– Kiểm tra và bảo quản vật tư thiết bị công trình

2. Điều kiện để trở thành chỉ huy trưởng công trình

Theo điều 53 nghị định 59/2015/NĐ-CP quy định về điều kiênh đối với chỉ huy trưởng công trình như sau:

a) Hạng I: Có chứng chỉ hành nghề tư vấn giám sát thi công xây dựng hoặc chứng chỉ hành nghề an toàn lao động hạng I; đã làm chỉ huy trưởng công trường thi công xây dựng ít nhất 1 công trình cấp I hoặc 2 công trình cấp II cùng loại.

b) Hạng II: Có chứng chỉ hành nghề tư vấn giám sát thi công xây dựng hoặc chứng chỉ hành nghề an toàn lao động hạng II; đã làm chỉ huy trưởng công trường thi công xây dựng ít nhất 1 công trình cấp II hoặc 2 công trình cấp III cùng loại.

c) Hạng III: Có chứng chỉ hành nghề tư vấn giám sát thi công xây dựng hoặc chứng chỉ hành nghề an toàn lao động hạng III; đã trực tiếp tham gia thi công xây dựng ít nhất 1 công trình cấp III hoặc 2 công trình cấp IV cùng loại.

3. Công trình nào cần chỉ huy trưởng?

Khi có chứng chỉ hành nghề chỉ huy trưởng công trình bạn có thể làm ở bất kỳ công trình nào được ghi rõ trong chứng chỉ hành nghề. Phạm vi hoạt động của chỉ huy trưởng công trình:

a) Hạng I: Được làm chỉ huy trưởng thi công xây dựng ở tất cả các cấp công trình cùng loại

b) Hạng II: Được làm chỉ huy trưởng thi công công trình từ cấp 2 đến cấp 1, tham gia giám sát một số phần việc của công trình cấp 1.

c) Hạng III: Được làm chỉ huy trưởng trực tiếp giám sát thi công xây dựng công trình từ cấp 3 đến cấp 1. Tham gia giám sát một số phần việc của công trình cấp 2.

Như vậy, nếu bạn muốn trở thành chi huy trưởng thì cần phải có chứng chỉ hành nghề theo từng hạng trên. Công trình cần chỉ huy trưởng là những công trình được quy định trong chứng chỉ hành nghề tư vấn giám sát thi công xây dựng theo quy định tại Điều 49 Nghị định 59/2015/NĐ-CP hoặc chứng chỉ hành nghề an toàn lao động theo Điều 51 Nghị định 59/2015/NĐ-CP theo từng hạng và kinh nghiệm làm chỉ huy trưởng công trình theo từng hạng tương ứng.

>>> Xem thêm: chứng chỉ chỉ huy trưởng có thời hạn bao lâu?