Điều kiện và trình tự thực hiện tạm ngừng hoạt động kinh doanh

Rate this post

Trong quá trình hoạt động kinh doanh, nhiều lúc việc kinh doanh không thuận lợi, gặp nhiều khó khăn, bế tắc khiến doanh nghiệp không thể tiếp tục hoạt động kinh doanh được nữa. Bấy giờ người chủ doanh nghiệp có thể tạm ngừng hoạt động kinh doanh của mình lại. Tuy nhiên, tạm dừng hoạt động kinh doanh không phải là chấm dứt hoạt động kinh doanh hoàn toàn. Về tổng quan thì quy trình thực hiện tạm ngừng hoạt động kinh doanh đơn giản hơn thực hiện thủ tục giải thể doanh nghiệp rất nhiều mà sau nếu muốn vẫn có thể tiếp tục kinh doanh.

1. Điều kiện tạm ngừng hoạt động kinh doanh

Tạm ngừng hoạt động kinh doanh

Luật Doanh nghiệp 2014 đã quy định về các trường hợp được tạm ngừng hoạt động kinh doanh bao gồm:

  • Tại thời điểm đăng ký tạm ngừng hoạt động thì doanh nghiệp không bị đóng mã số thuế. Nếu bị đóng mã số thuế thì doanh nghiệp cần phải thực hiện các thủ tục để khôi phục lại mã số thuế bị đóng.
  • Doanh nghiệp phải thông báo về việc tạm ngừng hoạt động kinh doanh tới Cơ quan đăng ký doanh nghiệp 15 ngày trước khi doanh nghiệp tạm ngừng hoặc tiếp tục kinh doanh. Quy định này được áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo.
  • Thời hạn tạm ngừng kinh doanh không được quá 01 năm. Sau khi hết thời hạn thông báo, nếu doanh nghiệp vẫn muốn tiếp tục tạm ngừng kinh doanh thì phải tiếp tục thông báo cho Cơ quan đăng ký kinh doanh để xin gia hạn. Tuy nhiên, tổng thời gian tạm ngừng liên tiếp không được vượt quá 02 năm. Nếu quá 01 năm mà không có thông báo gia hạn thì doanh nghiệp sẽ bị tịch thu Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và bị xóa thông tin trên Cổng thông tin doanh nghiệp Quốc gia.

2. Trình tự thực hiện tạm ngừng hoạt động kinh doanh

Tạm ngừng hoạt động kinh doanh

Hồ sơ cần chuẩn bị gồm:

  • Mẫu tham khảo về Thông tư 20/2015/TT-BKHĐT về việc thông báo tạm ngừng hoạt động kinh doanh
  • Quyết định của chủ sở hữu công ty, Hội đồng thành viên hoặc Đại hội đồng cổ đông về việc tạm ngừng hoạt động kinh doanh
  • Bản sao biên bản họp

Quy trình thực hiện tạm ngừng hoạt động bao gồm:

  • Doanh nghiệp phải thông báo tới Cơ quan đăng ký kinh doanh về việc muốn tạm dừng hoạt động kinh doanh trong đó phải nêu rõ ngày bắt đầu, kết thúc và thời hạn tạm dừng trong bao lâu
  • Sau khi nhận được đơn yêu cầu của doanh nghiệp, Cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ xử lý hồ sơ trong vòng 03 ngày làm việc để đưa ra Giấy xác nhận về việc doanh nghiệp đăng ký tạm dừng hoạt động nếu xét thấy hợp lệ hoặc thông báo về việc cần sửa đổi, bổ sung hồ sơ nếu thấy chưa hợp lệ.

Lưu ý:

  • Trong thời hạn tạm ngừng hoạt động, doanh nghiệp vẫn phải thanh toán đầy đủ số thuế còn nợ, các khoản nợ, hoàn thành các hợp đồng đã ký với khách hàng, thanh toán nốt lương cho người lao động. Trừ trường hợp doanh nghiệp cùng chủ nợ, khách hàng và người lao động đã có thỏa thuận khác.
  • Lệ phí môn bài không phải nộp nếu dừng hoạt động tròn 01 năm dương lịch hoặc năm tài chính.
  • Người nộp thuế trong thời gian tạm dừng hoạt động không phát sinh nghĩa vụ thuế thì không cần nộp hồ sơ khai thuế trong của thời gian đó. Trường hợp người nộp thuế tạm ngừng kinh doanh không trọn năm thì vẫn phải kê khai thuế và quyết toán thuế năm.

Trên đây là điều kiện và quy trình tạm ngừng hoạt động kinh doanh. Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp bạn đọc có thêm kiến thức giúp việc đăng ký tạm ngừng được tiến hành nhanh chóng.

Phương Anh