Hợp đồng hợp tác kinh doanh có cần công chứng hay không?

5/5 - (1 bình chọn)

Câu hỏi: Công ty tôi (Công ty X) có trụ sở tại Hà Nội, muốn ký hợp đồng hợp tác với Công ty Y có trụ sở tại TP.HCM để sản xuất kinh doanh tuy nhiên chúng tôi không thành lập doanh nghiệp mới. Vậy cho tôi được hỏi, hợp đồng hợp tác kinh doanh có cần công chứng hay không?

DichvuluatsuHaNoi tư vấn như sau:

Căn cứ pháp lý:

+ Luật đầu tư năm 2014

+ Bộ luật Dân sự 2005.

 

Hợp đồng hợp tác kinh doanh có cần công chứng hay không?

 

Theo khoản 9 Điều 3 Luật đầu tư 2014, Hợp đồng hợp tác kinh doanh (hợp đồng BCC) là hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm mà không thành lập tổ chức kinh tế.

>>Xem thêm: Nội dung của hợp đồng hợp tác kinh doanh – hợp đồng BCC

Theo khoản 1 Điều 28: Hợp đồng BCC được ký kết giữa các nhà đầu tư trong nước thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự.

Điều 401, Bộ luật Dân sự 2005 33/2005/QH11 quy định về hình thức của hợp đồng:

1/ Hợp đồng dân sự có thể được giao kết bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể, khi pháp luật không quy định loại hợp đồng đó phải được giao kết bằng một hình thức nhất định.

2/ Trong trường hợp pháp luật có quy định hợp đồng phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực, phải đăng ký hoặc xin phép thì phải tuân theo các quy định đó.

Hợp đồng không bị vô hiệu trong trường hợp có vi phạm về hình thức, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Qua một số quy định pháp luật trên, có thể thấy trường hợp mà anh/chị hỏi không cần phải công chứng mà vẫn có giá trị pháp lý. Có nghĩa là pháp luật hiện hành không quy định về việc hợp đồng hợp tác kinh doanh phải được công chứng.

Anh/chị có thể tham khảo qua 10 loại hợp đồng bắt buộc phải công chứng, chứng thực theo quy định mới nhất năm 2018.

1. Hợp đồng mua bán nhà ở thương mại – theo quy định Điều 122 Luật nhà ở 2014

2. Hợp đồng tặng cho nhà ở thương mại – theo khoản 1 Điều 122 Luật nhà ở 2014, Điều 459 Luật dân sự 2015

3. Hợp đồng đổi nhà ở thương mại – theo quy định tại khoản 1 Điều 122 Luật nhà ở 2014

4. Hợp đồng góp vốn nhà ở thương mại – theo khoản 1 Điều 122 Luật nhà ở 2014

5. Hợp đồng thế chấp nhà ở thương mại – theo khoản 1 Điều 122 Luật nhà ở 2014

6. Hợp đồng chuyển đổi, nhượng quyền sử dụng đất – theo Điều 502 Luật dân sự 2015, Điểm a khoản 3 Điều 167 Luật đất đai 2013

7. Hợp đồng thuê quyền sử dụng đất – Điểm b khoản 3 Điều 167 Luật đất đai 2013

8. Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất – Điểm a khoản 3 Điều 167 Luật đất đai 2013

9. Hợp đồng thế chấp (bảo lãnh) bằng quyền sử dụng đất – Điểm a khoản 3 Điều 167 Luật đất đai 2013

10. Hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất – Điểm a khoản 3 Điều Điều 167 Luật đất đai 2013.

Kim Ân