Hướng dẫn thủ tục ly hôn đơn phương chi tiết nhất

Rate this post

Để độc giả hiểu rõ về vấn đề ly hôn đơn phương, trong bài viết này dichvuluatsuhanoi sẽ hướng dẫn thủ tục ly hôn đơn phương chi tiết nhất, mời các bạn cùng theo dõi.

Hướng dẫn thủ tục ly hôn đơn phương chi tiết nhất

Điều kiện để được yêu cầu ly hôn đơn phương

− Vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình

− Khi một người vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài

− Vợ hoặc chồng bị Tòa án tuyên bố mất tích

− Khi một người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do người còn lại gây nên.

Hướng dẫn thủ tục ly hôn đơn phương chi tiết nhất

Các bước làm thủ tục ly hôn đơn phương

Bước 1: Nộp hồ sơ khởi kiện về việc xin ly hôn tại Tòa án có thẩm quyền (hồ sơ chi tiết phía dưới)

Bước 2: Nhận kết quả xử lý đơn

Bước 3: Nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm tại cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền và nộp lại biên lai tiền tạm ứng án phí đơn phương cho Tòa.

Bước 4: Tòa án triệu tập lấy lời khai, hòa giải và tiến hành thủ tục theo quy định pháp luật tố tụng dân sự

Bước 5: Trường hợp Tòa án không chấp nhận yêu cầu ly hôn, người yêu cầu ly hôn có quyền kháng cáo để Tòa án cấp trên trực tiếp xét xử phúc thẩm theo quy định pháp luật.

Hồ sơ đơn phương ly hôn gồm những gì?

Thực tế, các loại giấy tờ trong trường hợp ly hôn đơn phương giống với trường hợp thuận tình ly hôn.

• Đơn xin ly hôn

• Bản sao CMND hoặc giấy chứng thực cá nhân (hộ chiếu, thẻ căn cước công dân)

• Giấy chứng nhận kết hôn

• Bản sao giấy khai sinh của con (nếu có con)

• Sổ hộ khẩu (bản sao có chứng thực)

• Bản sao chứng từ, tài liệu về quyền sở hữu tài sản (nếu có tranh chấp).

Trường hợp không giữ giấy chứng nhận kết hôn thì có thể liên hệ với cơ quan hộ tịch nơi đã đăng ký kết hôn để xin cấp bản sao

Có một điểm khác biệt giữa ly hôn đơn phương và thuận tình ly hôn mà độc giả nên chú ý đó là mẫu đơn xin ly hôn khác nhau.

Mẫu đơn xin ly hôn đơn phương được ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP.

Tòa án có thẩm quyền giải quyết ly hôn đơn phương

Sau khi đã hoàn tất các loại giấy tờ, người yêu cầu ly hôn tiến hành nộp hồ sơ tại Tòa án nơi cư trú, làm việc theo quy định tại Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.

Án phí ly hôn

Theo Nghị quyết 326/2016/NQ-UBTVQH14, mức án phí khi ly hôn cụ thể như sau:

− Án phí cho một vụ việc ly hôn không có tranh chấp về tài sản là 300.000 đồng

− Đối với những vụ việc có tranh chấp về tài sản thì ngoài mức án phí 300.000 đồng, người yêu cầu ly hôn phải chịu thêm án phí với phần tài sản có tranh chấp, được xác định theo giá trị tài sản tranh chấp.

>> Đọc thêm: 

+ Khi ly hôn ai có quyền nuôi con

+ Chia tài sản chung sau ly hôn

Kim Ân