Thủ tục ly hôn giữa người Việt Nam và người nước ngoài

Rate this post

Thủ tục ly hôn giữa người Việt Nam và người nước ngoài có một số điểm khác so với thủ tục ly hôn trong nước. Cụ thể.

Căn cứ Khoản 1 Điều 127 tại Luật Hôn nhân & gia đình 2014

“1. Việc ly hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau thường trú ở Việt Nam được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam theo quy định của Luật này.”

Căn cứ theo Khoản 3 Điều 123 Luật Hôn nhân & gia đình 2014.

Cơ quan có thẩm quyền giải quyết việc ly hôn giữa người Việt Nam và người nước ngoài chính là Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam và người nước ngoài.

Thủ tục ly hôn giữa người Việt Nam và người nước ngoài

Bước 1: Người xin ly hôn viết đơn xin ly hôn và gửi bộ hồ sơ xin ly hôn tới Tòa án có thẩm quyền giải quyết.

Hồ sơ xin ly hôn gồm các giấy tờ sau:

− Đơn xin ly hôn 

− Bản sao CMND hoặc giấy chứng thực cá nhân (hộ chiếu, thẻ căn cước công dân)

− Giấy chứng nhận kết hôn

− Bản sao giấy khai sinh của con (nếu có con)

− Bản sao chứng từ, tài liệu về quyền sở hữu tài sản (nếu có tranh chấp)

− Trường hợp hai bên kết hôn tại Việt Nam sau đó vợ hoặc chồng xuất cảnh sang nước ngoài (không tìm được địa chỉ) thì phải có xác nhận của chính quyền địa phương về việc một bên đã xuất cảnh

− Trường hợp hai bên kết hôn theo pháp luật nước ngoài, muốn ly hôn tại Việt Nam thì phải hợp thức lãnh sự giấy đăng ký kết hôn và làm thủ tục ghi chú vào sổ đăng ký tại Sở Tư pháp rồi mới nộp đơn xin ly hôn. Nếu các bên không tiến hành ghi chú nhưng vẫn muốn ly hôn thì trong đơn xin ly hôn phải trình bày rõ lý do không ghi chú kết hôn.

Bước 2: Tòa án thụ lý đơn, xem xét đúng thẩm quyền, đúng quy định pháp luật thì ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí gửi người nộp đơn.

Người nộp đơn nộp tiền tạm ứng án phí và nộp biên lai tiền tạm ứng phí lại cho Tòa án. Tòa án thụ lý vụ án xin ly hôn và ra thông báo thụ lý vụ án gửi viện kiểm sát cùng cấp và bị đơn (người có liên quan).

Bước 3: Tòa án tiến hành giải quyết vụ án theo thủ tục pháp luật quy định

Lưu ý: Pháp luật không yêu cầu đơn ly hôn phải thông qua hòa giải tại cơ sở (UBND xã, phường, Công đoàn cơ quan,…) Tuy nhiên trên thực tế, nhiều Tòa án vẫn bắt buộc có bước hòa giải này.

>> Tham khảo: Chia tài chung sau ly hôn 

Kim Ân