Một người có thể đứng tên mấy công ty?

5/5 - (1 bình chọn)

Bạn đang là đại diện pháp luật của công ty X với chức danh Giám đốc, tuy nhiên bạn có kế hoạch sẽ thành lập một công ty khác do chính bạn đứng tên. Bạn muốn tìm hiểu xem một người có thể đứng tên mấy công ty, một người được đại diện theo pháp luật mấy công ty? Theo dõi những lời tư vấn từ dichvuluatsuhanoi dưới đây.

Căn cứ pháp lý:

+ Luật dân sự 2015

+ Luật doanh nghiệp 2014

Việc đứng tên công ty được pháp luật thừa nhận với danh nghĩa là người đại diện theo pháp luật của công ty, do vậy một người có thể đứng tên nhiều công ty nghĩa là người đó có thể làm đại diện theo pháp luật cho nhiều công ty.

Theo Khoản 1 Điều 137 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định Đại diện theo pháp luật của pháp nhân bao gồm:

+ Người được pháp nhân chỉ định theo điều lệ

+ Người có thẩm quyền đại diện theo quy định của pháp luật

+ Người do Tòa án chỉ định trong quá trình tố tụng tại Tòa án.

Dựa trên quy định này, Luật Doanh nghiệp 2014 đã xây dựng lên quy định về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp như sau:

Tại Điều 13 Luật doanh nghiệp 2014, có hiệu lực từ 01/07/2015:

1. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

2. Công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật. Điều lệ công ty quy định cụ thể số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

3. Doanh nghiệp phải bảo đảm luôn có ít nhất một người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam. Trường hợp doanh nghiệp chỉ có một người đại diện thep pháp luật thì người đó phải cư trú ở Việt Nam và phải ủy quyền bằng văn bản cho người khác thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật khi xuất cảnh khỏi Việt Nam. Trường hợp này, người đại diện theo pháp luật vẫn phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ đã ủy quyền.

Bên cạnh đó tại Khoản 8 Điều 100 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định Tiêu chuẩn, điều kiện của Giám đốc, Tổng giám đốc: “Không được kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của doanh nghiệp khác”. Có thể hiểu là nếu một trong hai công ty hoặc cả hai công ty đều là doanh nghiệp nhà nước thì cá nhân không thể đồng thời làm Giám đốc (Tổng giám đốc) của hai công ty này.

Đối với trường hợp bạn muốn trở thành người đại diện theo pháp luật của công ty khác thì bạn có thể giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên.

Như vậy, một người được đứng tên nhiều công ty bao gồm cả công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh nếu đáp ứng đủ điều kiện và tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật.

Kim Ân