Bộ y tế cho biết, qua rà soát cho thấy cả nước hiện có 11,3 triệu người cao tuổi và 6,2 triệu người khuyết tật có thể BHYT, chiếm 95%
Hiện vẫn còn khoảng 5% người cao tuổi, người khuyết tật chưa có thẻ BHYT. Số người cao tuổi chưa có thẻ BHYT hầu hết thuộc nhóm từ 60 đến 79 tuổi, không thuộc đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo hoặc không thuộc đối tượng chính sách ưu đãi xã hội. Có người cao tuổi dù đã được ngân sách nhà nước hỗ trợ nhưng vẫn không đủ khả năng tài chính mua thẻ BHYT. Trước đó, Bộ Y tế đã kiến nghị Chính phủ xem xét điều chỉnh mức đóng, mức hỗ trợ đóng BHYT đối với người cao tuổi trên cơ sở tính toán khả năng cân đối quỹ.
>>> Tham khảo: Tái tục bảo hiểm sức khỏe – nên hay không nên
Cấp BHYT miễn phí cho người cao tuổi và người khuyết tật
Mới đây, Văn phòng Chính phủ đã có thông báo ý kiến kết luận của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam về chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi. Theo đó năm 2020, các địa phương cần có giải pháp hỗ trợ bảo đảm 100% người cao tuổi có thẻ BHYT. Lập hồ sơ theo dõi, tổ chức khám sức khỏe định kỳ, giảm giá vé, tạo điều kiện thuận lợi để người được tham quan các di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh theo quy định.
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với BHXH Việt Nam có cuộc vận động, tuyên truyền tạo chuyển biến mạnh mẽ trong việc tham gia BHXH bảo đảm quyền lợi đối với người cao tuổi. Bộ Y tế tăng cường công tác tuyên truyền về phòng, điều trị bệnh mạn tính, tâm thần kinh đối với người cao tuổi; chỉ đạo bệnh viện các tuyến bố trí buồng, giường điều trị đối với người cao tuổi; chủ trì, phối hợp tổ chức thực hiện, phấn đấu 100% người cao tuổi có thẻ BHYT trong năm 2020.
Việt Khang