Quy định về các trường hợp cấm kết hôn nhất định bạn phải biết

Rate this post

Kết hôn là việc xác lập quan hệ vợ chồng của cặp đôi yêu nhau. Khi hai nghĩa đã kết hôn đồng nghĩa với việc phát sinh các quyền và nghĩa vụ của vợ chồng theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, pháp luật Việt Nam cũng quy định có những trường hợp cấm kết hôn.

1. Các trường hợp bị cấm kết hôn

Trường hợp cấm kết hôn

Căn cứ theo Điều 8 Luật hôn nhân gia đình quy định rất rõ nam nữ được quyền kết hôn với nhau khi có đầy đủ các điều kiện sau:

iconNam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên

iconViệc kết hôn phải do đôi nam nữ tự nguyện và quyết định

iconKhi quyết định tiến tới hôn nhân thì cả nam và nữ đều không bị mất năng lực hành vi dân sự

iconViệc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm tại Điều 5 luật này

Trước đây, việc kết hôn với những người đồng giới bị cấm. Tuy nhiên, Luật hôn nhân gia đình 2014 đã sửa đổi bổ sung về việc kết hôn đồng giới rằng “Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính”. Không thừa nhận có nghĩa là không cho phép đăng ký kết hôn tại các cơ quan có thẩm quyền.

Các trường hợp cấm kết hôn được quy định trong Điều 5 Luật hôn nhân gia đình bao gồm:

iconKết hôn giả tạo: tức là hai người nam, nữ đồng ý kết hôn theo một thỏa thuận hoặc hợp đồng nhằm thực hiện mục đích nào đó. Đúng là kết hôn giả tạo vẫn đảm bảo nguyên tắc một vợ một chồng trong hôn nhân nhưng việc xây dựng hôn nhân theo hình thức này tạo nên một gia đình không đảm bảo.

iconTảo hôn, cưỡng ép hôn nhân, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn:

  • Tảo hôn là hôn nhân có nam hoặc nữ hoặc cả hai bên nam nữ chưa đủ tuổi để kết hôn (nam chưa đủ 20 tuổi, nữ chưa đủ 18 tuổi). Việc cấm tảo hôn được dựa trên các nghiên cứu của y học về sự phát triển của con người và các quy định pháp luật khác liên quan về trách nhiệm dân sự của người đó.
  • Cưỡng ép hôn nhân là việc đe dọa, uy hiếp, hành hạ, ngược đãi về tinh thần hoặc thể chất, hoặc hành vi khác buộc người kia phải kết hôn trái với ý muốn của họ.
  • Lừa dối kết hôn là việc một bên có hành vi cố ý làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của quan hệ đó thông qua lời nói hoặc sử dụng các phương tiện kết hợp nhằm gây hiểu lầm.
  • Cản trở kết hôn là việc đe dọa, uy hiếp, hành hạ, ngược đãi về tinh thần hoặc thể chất nhằm ngăn cản người có đủ điều kiện kết hôn.

iconNgười đang có vợ/chồng mà đang chung sống như vợ/chồng với người khác hoặc chưa có vợ/chồng mà chung sống như vợ/chồng với người đang có vợ/chồng. Chỉ người chưa có vợ/chồng hoặc đã có vợ/chồng nhưng đã ly hôn theo quyết định hoặc bản án có hiệu lực của Tòa án thì mới được phép kết hôn với nhau. Quy tắc này đảm bảo nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng.

iconKết hôn hoặc chung sống như vợ/chồng giữa những người có cùng dòng máu về trực hệ, giữa những người có họ trong phạm vi ba đời, giữa cha/mẹ nuôi với con nuôi, giữa người đã từng là cha/mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.

  • Những người có cùng dòng máu trực hệ là những người có chung huyết thống. Tức là người này sinh ra người kia kế tiếp nhau.
  • Những người có họ trong phạm vi ba đời là những người có cùng một gốc sinh ra. Tức là cha, mẹ là đời thứ nhất; anh, chị, em cùng cha, mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba.

Các quy định trên là hoàn toàn đúng vì nó không chỉ đảm bảo về mặt y học về sự phát triển con người (kết hôn có cùng dòng máu trực hệ hoặc trong phạm vi ba đời sẽ để lại di chứng cho thế hệ sau) mà còn đảm bảo về mặt đạo đức, văn hóa của người Việt Nam.

iconLợi dụng quyền và nghĩa vụ về hôn nhân để mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục hoặc có hành vi khác nhằm mục đích trục lợi.

>>> Tham khảo thêm: Hợp đồng hôn nhân có hợp pháp không?

2. Phương thức xử lý khi vi phạm trường hợp bị cấm kết hôn

Trường hợp cấm kết hôn

Nếu việc kết hôn của cá nhân thuộc một trong các trường hợp bị cấm trên thì sẽ bị xử lý vi phạm theo hai phương thức tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của vụ việc, đó là: xử lý hành chính hoặc xử lý hình sự

2.1. Xử lý hành chính

iconKhoản 4 Điều 28 Nghị định 110/2013/NĐ-CP quy định trường hợp kết hôn giả tạo sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

iconĐiều 55 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định trường hợp cưỡng ép kết hôn, ly hôn, tảo hôn hoặc cản trở hôn nhân sẽ bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng.

iconĐiều 48 Nghị định 110/2013/NĐ-CP quy định các trường hợp kết hôn có phạm vi ba đời; kết hôn giữa cha mẹ với con nuôi; kết hôn giữa với những người đang có quan hệ vợ/chồng;… thì sẽ bị phạt từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.

2.2. Xử lý hình sự

iconHành vi cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện khi đã bị phạt cảnh cáo mà vẫn cố tình vi phạm thì sẽ bị phạt cảnh cáo cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 03 năm tù giam.

iconHành vi tảo hôn đã bị phạt hành chính mà vẫn vi phạm thì sẽ bị phạt tiếp 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm.

iconHành vi kết hôn với người đang có gia đình hoặc người chưa có gia đình kết hôn với người đã có gia đình khiến cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn và đã bị phạt hành chính mà vẫn tái phạm thì sẽ bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm tù giam. Hoặc việc kết hôn đó làm cho vợ/chồng/con của một trong hai bên tự sát hoặc Tòa án đã quyết định hủy việc kết hôn thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm tù giam.

iconTrường hợp kết hôn có cùng dòng máu trực hệ; anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha thì sẽ bị phạt từ 01 năm đến 05 năm tù giam.

Trên đây là các trường hợp cấm kết hôn và phương thức xử lý nếu vi phạm được Luật hôn nhân gia đình ban hành. Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp ích được cho bạn đọc có thêm kiến thức về hôn nhân gia đình để tránh vi phạm pháp luật.

Phương Anh