Pháp luật quy định mức cấp dưỡng khi ly hôn để nuôi con là bao nhiêu?

Rate this post

Khi ly hôn, con cái sẽ được giao cho bố hoặc mẹ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục. Pháp luật quy định thế nào đối với người còn lại về việc thực hiện nghĩa vụ đối với con? Mức cấp dưỡng khi ly hôn mỗi tháng là bao nhiêu?

Nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con khi ly hôn

Cấp dưỡng khi ly hôn

Căn cứ theo Điều 82 Luật hôn nhân và gia định 2014 quy định về nghĩa vụ cấp dưỡng của cha mẹ đối với con cái khi ly hôn nếu người đó không trực tiếp nuôi con.

Ly hôn không phải là chấm dứt nghĩa vụ chăm sóc con của cha và mẹ mà chỉ chấm dứt quan hệ vợ chồng mà thôi. Do đó, cha mẹ vẫn phải có nghĩa vụ chăm sóc, nuôi nấng, giáo dục con cái.

Tuy nhiên, Điều 110 luật này cũng quy định: “Cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên, con đã thành niên nhưng không có khả năng lao động hoặc không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp không sống chung với con hoặc sống chung nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con”

Điều 119 Luật hôn nhân gia đình 2014 cũng quy định về việc cha, mẹ có quyền yêu cầu người kia phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng đối với con.

Sau khi ly hôn, người được cấp dưỡng, cha, mẹ hoặc người giám hộ của người được cấp dưỡng có quyền yêu cầu Tòa án buộc người người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó.

Sau ly hôn, nếu một bên có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, có yêu cầu bên còn lại cấp dưỡng với lý do chính đáng thì bên kia có nghĩa vụ cấp dưỡng theo khả năng của mình.

>>> Xem thêm: Quyền nuôi con khi ly hôn

Mức cấp dưỡng nuôi con khi ly hôn

Cấp dưỡng khi ly hôn

Điều 116 Luật hôn nhân gia đình 2014 quy định về mức cấp dưỡng nuôi con khi vợ chồng ly hôn như sau:

  • Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận và căn cứ dựa theo thu nhập, khả năng tài chính thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng. Nếu hai bên không thỏa thuận được thì có thể yêu cầu tòa án giải quyết.
  • Mức cấp dưỡng có thể được thay đổi khi có lý do chính đáng. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được có thể yêu cầu tòa án giải quyết.

Việc cấp dưỡng có thể diễn ra định kỳ theo tháng, quý, năm hoặc một lần, tùy vào thỏa thuận của hai bên. Nếu không thỏa thuận được có thể nhờ tòa án can thiệp.

Khi bên cấp dưỡng lâm vào tình trạng khó khăn và lâm vào tình trạng không có khả năng tiếp tục cấp dưỡng được nữa thì hai bai bên có thể thay đổi phương thức hoặc tạm ngừng cấp dưỡng. Trường hợp không thỏa thuận được thì có thể yêu cầu tòa án giải quyết.

Khi người con được hưởng cấp dưỡng do cha mẹ ly hôn đã thành niên, có khả năng lao động hoặc đã có tài sản riêng để tự nuôi bản thân thì nghĩa vụ cấp dưỡng của cha/mẹ được chấm dứt. Hoặc khi người chồng/vợ được người còn lại đồng ý cấp dưỡng sau khi ly hôn vì hoàn cảnh khó khăn, túng thiếu khi kết hôn thì cũng được nghĩa vụ cấp dưỡng cũng được chấm dứt.

Trên đây là các quy định của Luật hôn nhân gia đình 2014 về việc cấp dưỡng khi ly hôn. Hy vọng với thông tin trên sẽ giúp bạn đọc có thêm kiến thức và giúp ích được cho bạn trong quá trình chăm sóc và thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con khi ly hôn.

>>> Tham khảo: Luật sư ly hôn giỏi tại Hà Nội

Phương Anh