Cổng thông tin điện tử Bộ công an đã đăng tải dự thảo luật xuất, nhập cảnh của công dân Việt Nam gồm 7 chương 39 điều. Nội dung dự thảo luật đã thể hiện những rõ nét những đổi mới, cải cách các thủ tục hành chính và ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực quản lý xuất nhập cảnh.
Dự thảo luật đã cụ thể hóa quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước.
>> xem thêm: Đề xuất điều chỉnh giờ làm việc của cán bộ, công chức lên 8h30
Theo đó, Chương I quy định chung gồm 6 điều, quy định phạm vi điều chỉnh, giải thích từ ngữ, cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất nhập cảnh của công dân Việt Nam, nguyên tắc hoạt động xuất nhập cảnh, các hành vi bị nghiêm cấm, quyền và nghĩa vụ của công dân về xuất nhập cảnh.
Chương II giấy tờ xuất nhập cảnh gồm 3 điều; các loại giấy tờ xuất nhập cảnh, thời hạn của giấy tờ xuất nhập cảnh, giá trị của hộ chiếu.
Chương III cấp giấy tờ xuất nhập cảnh gồm 9 điều quy định các trường hợp được cấp hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ, hộ chiếu phổ thông, hô chiếu tạm thời, giấy thông hành. Trình tự, thủ tục cấp hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ, hộ chiếu phổ thông, hộ chiếu tạm thời, giấy thông hành.
Chương IV các trường hợp chưa cấp giấy tờ xuất nhập cảnh và việc hủy, khôi phục giá trị của hộ chiếu. Gồm 4 điều quy định về các trường hợp chưa được cấp giấy tờ xuất nhập cảnh, những trường hợp bị hủy giá trị sử dụng của hộ chiếu, khôi phục giá trị sử dụng của hộ chiếu phổ thông.
Chương V xuất cảnh, nhập cảnh, tạm hoãn xuất cảnh. Gồm 7 điều quy định về điều kiện xuất, nhập cảnh, kiểm soát xuất cảnh và nhập cảnh. Những trường hợp tạm hoãn xuất cảnh, cơ quan, người có thẩm quyền quyết định tạm hoãn xuất cảnh, gia hạn, giải tỏa quyết định tạm hoãn xuất cảnh; thời hạn tạm hoãn xuất cảnh, trình tư, thủ tục thực hiện tạm hoãn xuất, nhập cảnh, gia hạn, giải tỏa
Chương VI Trách nhiệm và thẩm quyền của cơ quan, tổ chức trong quản lý xuất, nhập cảnh của công dân. Gồm 8 điều về trách nhiệm của chính phủ, trách nhiệm của bộ công an, trách nhiệm của bộ ngoại giao, trách nhiệm của bộ quốc phòng, trách nhiệm của ban cơ yếu chính phủ. Trách nhiệm của tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Các bộ, ban, ngành thuộc cơ quan chính phủ, các cơ quan có thẩm quyền cử người thuộc diện được cấp hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ ra nước ngoài.
Chương VII điều khoản thi hành gồm 2 điều về hiệu lực thi hành và điều khoản chuyển tiếp đẻ thống nhất thực hiện theo các quy định theo Luật.
Trong dự thảo luật có nhiều điểm mới về cải cách hành chính trong giải quyết vấn đề liên quan đến xuất, nhập cảnh, hộ chiếu của công dân thực hiện tại cơ quan quản lý xuất nhập cảnh, cơ quan có thẩm quyền nơi thuận tiện nhất không bắt buộc tại nơi thường trú hoặc tạm trú dài hạn như hiện nay.
Dự thảo luật cho thấy, công dân có thể trực tiếp nhận hộ chiếu hoặc chọn nơi nhận hộ chiếu thuận lợi nhất cho mình. Quy định về trình tự, thủ tục khôi phục giá trị sử dụng của hộ chiếu phổ thông trong trường hợp bị mất được tìm thấy đã tạo điều kiện thuận lợi cho công dân ở nước ngoài.
Ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý xuất nhập cảnh vừa đảm bảo tính chặt chẽ, khoa học trong hoạt động quản lý xuất, nhập cảnh
Đối với người có căn cước công dân, nếu đề nghị cấp hộ chiếu phổ thông lần đầu, trong nước, thực hiện.
Dự thảo đang được lấy ý kiến của người dân
Việt Mỹ