Quy định mới của đấu thầu qua mạng

Rate this post

Kể từ ngày 01/02/2020, quy định mới về đấu thầu qua mạng bắt đầu có hiệu lực

Bộ kế hoạch và đầu tư vừa ban hành Thông tư 11/2019/TT-BKHĐT ngày 16/12/2019 quy định chi tiết việc cung cấp, đăng tải thông tin về đấu thầu, lộ trình áp dụng lựa chọn nhà đấu thầu qua mạng và quản lý, sử dụng giá trị bảo đảm dự thầu, bảo đảm thực hiện hợp đồng không được hoàn trả.

Công khai hồ sơ mới thầu gói thầu không áp dụng đấu thầu qua mạng

Theo đó, một trong những điểm nổi bật tại Thông tư 11/2019/TT-BKHĐT (Thông tư số 11) là bắt buộc công khai hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia dù gói thầu không áp dụng lựa chọn nhà thầu qua mạng. Cụ thể, đối với công tác lựa chọn nhà thầu, trong quá trình đăng tải thông báo mời thầu, thông báo mời chào hàng, bên mời thầu phải đình kèm các tài liệu: Quyết định phê duyệt hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, yêu cầu báo giá; hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, yêu cầu báo giá được phê duyệt.

Hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu được phát hành trên Hệ thống mạng đầu thầu quốc gia ngay sau khi đăng tải thành công thông báo mời thầu, thông báo mời chào hàng. Đối với đầu thầu không qua mạng, trường hợp hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu được bán theo quy định tại Khoản 1 Điều 9 của Nghị định số 63/2014/NĐ-CP thì nhà thầu phải trả cho bên mời thầu một khoản tiền bằng giá bán hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu trước khi hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất được tiếp nhận.

Quy định cụ thể lộ trình đấu thầu qua mạng

Năm 2020, tổ chức lựa chọn nhà thầu qua mạng đối với toàn bộ (100%) các gói thầu áp dụng hình thức đầu thầu rộng rãi, chào hàng cạnh tranh thuộc lĩnh vực hàng hóa, dịch vụ phi từ vấn có giá gói thầu không quá 5 tỷ đồng và thuộc lĩnh vực xây lắp có giá gói thầu không quá 10 tỷ đồng, trừ trường hợp đối với các gói thầu chưa thể tổ chức lựa chọn nhà thầu qua mạng hoặc các gói thầu có tính đặc thù.

Việc tổ chức lựa chọn nhà thầu qua mạng trong năm phải đảm bảo tổng số lượng các gói thầu đạt tối thiểu 60% số lượng gói thầu áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, chào hàng cạnh tranh và tổng giá trị gói thầu đạt tối thiểu 25% tổng giá trị.

Năm 2021, tổ chức lựa chọn nhà thầu qua mạng với toàn bộ (100%) các gói thầu áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, chào hàng cạnh tranh thuộc lĩnh vực hàng hóa, dịch vụ phi tư vấn có giá gói thầu không quá 1 tỷ đồng và thuộc lĩnh vực xây lắp có giá gói thầu không quá 20 tỷ đồng, trừ trường hợp đối với gói thầu chưa thể tổ chức lựa chọn nhà thầu qua mạng hoặc các gói thầu có tính đặc thù.

Việc tổ chức lựa chọn nhà thầu qua mạng trong năm phải đảm bảo tổng số lượng các gói thầu đạt tối thiểu 70% số lượng gói thầu áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, chào hàng cạnh tranh và tổng giá trị gói thầu đạt tối thiểu 35% tổng giá trị các gói thầu hình thức đầu thầu rộng rãi, chào hàng cạnh tranh.

Giai đoạn từ năm 2022-2025, tổ chức lựa chọn nhà thầu qua mạng tối thiểu 70% các gói thầu thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật đầu thầu; tổ chức lựa chọn nhà thầu qua mạng toàn bộ (100%) gói thầu sử dụng vồn nhà nước để mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính tị – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức lựa chọn nhà thầu qua mạng toàn bộ (100%) gói thầu mua sắm tập trung.

Nhà đầu tư, nhà thầu có thể tự hủy chứng thư số

Theo Thông tư số 11, bên mời thầu, nhà thầu, nhà đầu tư sau khi thực hiện đăng ký tham gia Hệ thống sẽ được cấp chứng thư số. Việc hủy chứng thư số có thể do bên mời thầu, nhà thầu, nhà đầu tư tự thực hiện theo hướng dẫn sử dụng hoặc gửi công văn yêu cầu hủy chứng thư số đến Trung tâm hoặc gửi trên Hệ thống. Trong vòng 02 ngày làm việc, từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Trung tâm xét duyệt hồ sơ và thông báo kết quả xử lý hồ sơ cho bên mời thầu. Khi có nhu cầu về sửa đổi thông tin đã đăng ký trên Hệ thống bên mời thầu thực hiện theo hướng dẫn hoặc đề nghị Trung tâm sửa đổi nếu không tự thực hiện được.

>>> Xem thêm: Học đấu thầu qua mạng

Việt Khang